Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33331869
Trái đất có nguy cơ trở thành “nhà kính nóng”

Một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế cảnh báo, nếu những hiện tượng thời tiết xảy ra theo hiệu ứng domino khiến Trái đất trở thành “nhà kính nóng” thì nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính sẽ trở nên vô ích. Nhóm các nhà khoa học này mới có công bố “Các hành trình của hệ trái đất trong kỷ Anthropocene” (Trajectories of the Earth System in the Anthropocene) trên tạp chí PNAS về hậu quả của 10 hành trình biến đổi khí hậu, bao gồm cả quá trình giải phóng khí mêtan dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia và tác động của hiện tượng băng tan ở Greenland, Nam Cực.

Một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế cảnh báo, nếu những hiện tượng thời tiết xảy ra theo hiệu ứng domino khiến Trái đất trở thành “nhà kính nóng” thì nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính sẽ trở nên vô ích.

 


Hiện tượng băng tan, nước biển dâng đã diễn ra trong vài năm trở lại đây. Nguồn: The Guardian


Nhóm các nhà khoa học này mới có công bố “Các hành trình của hệ trái đất trong kỷ Anthropocene” (Trajectories of the Earth System in the Anthropocene) trên tạp chí PNAS về hậu quả của 10 hành trình biến đổi khí hậu, bao gồm cả quá trình giải phóng khí mêtan dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia và tác động của hiện tượng băng tan ở Greenland, Nam Cực. Theo đó, một chuỗi phản ứng domino như băng tan, nước biển ấm lên, dòng chảy thay đổi và rừng bị phá hủy có thể khiến Trái đất trở thành “nhà kính nóng”. Tuy nhấn mạnh những phân tích này chưa phải là kết luận cuối cùng, nhưng các tác giả - bao gồm các nhà nghiên cứu Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức..., cảnh báo, mục tiêu trong Hiệp định Paris là giữ mức nhiệt toàn cầu tăng lên không quá 2oC so với các mức của thời kì tiền công nghiệp có thể sẽ không đủ để duy trì mức nhiệt ổn định của Trái đất.

Quá trình “nhà kính nóng” có thể gần như sẽ khiến các vùng đồng bằng châu thổ bị ngập lụt, tăng nguy cơ thiệt hại từ những cơn bão biển, và tiêu diệt các rạn san hô trong cuối thế kỷ này hoặc sớm hơn.

Johan Rockström, giám đốc điều hành của Trung tâm Phục hồi Stockholm cho biết: “Tôi hy vọng là chúng tôi sai, nhưng với tư cách là nhà khoa học, chúng tôi có trách nhiệm tìm hiểu liệu điều này có thật hay không. Chúng ta cần phải biết thông tin ngay lúc này. Đây là một trong những vấn đề mang tính sống còn của khoa học hiện nay”.

Rockström và đồng sự là những chuyên gia hàng đầu thế giới về vòng phản hồi dương - quá trình xảy ra trong một hệ thống khi một biến đổi dẫn tới những biến đổi tiếp theo lớn hơn– chẳng hạn nhiệt độ tăng lên sẽ giải phóng thêm các nguồn khí nhà kính mới hoặc phá hủy khả năng hấp thụ carbon hay phản xạ nhiệt của Trái đất.

Bài báo của họ đã đặt ra câu hỏi liệu với nhiệt độ của Trái đất có thể ổn định với mức tăng 2oC hay sẽ chuyển sang trạng thái tồi tệ hơn. Các tác giả đang đánh giá liệu sự nóng lên của Trái đất có thể dừng lại được hay sẽ dẫn tới một thế giới “nhà kính nóng” ấm hơn 4oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, gây khó khăn cho sự sinh tồn của con người.

Một trong số các tác giả - Katherine Richardson ở Đại học Copenhagen, nhấn mạnh, bài báo chứng minh việc chống biến đổi khí hậu không chỉ tập trung vào vấn đề khí thải, mà còn phải hiểu được các yếu tố tương tác với nhau như thế nào trên phạm vi toàn cầu: “Chúng tôi thấy rằng trong lịch sử, Trái đất chưa bao giờ đạt trạng thái ổn định dù vẫn nằm trong giới hạn ấm hơn thời kỳ tiền công nghiệp tối đa là 2 oC. Điều này cho thấy nguy cơ dù có dừng phát thải, Trái đất vẫn “muốn” tiếp tục nóng lên bởi tất cả những quá trình trong hệ thống. Như vậy chỉ giảm phát thải chưa đủ, cần làm nhiều hơn nữa”.

Các phản hồi dương mới vẫn đang được phát hiện. Một bài báo khác được công bố trên PNAS cho thấy lượng mưa tăng - một hiện tượng của biến đổi khí hậu ở một số vùng - khiến đất rừng khó giữ lại các khí nhà kính như methane.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, những vùng đầm lầy có khả năng giữ carbon bị yếu đi sẽ góp phần khiến nhiệt độ tăng 0.25oC, phá rừng thêm 0.11oC, băng vĩnh cửu tan chảy thêm 0.9 oC và sự gia tăng hô hấp của vi khuẩn thêm 0.02 oC. Các nghiên cứu trong bài báo mới đây cũng đề cập đến sự giải phóng methane từ đáy đại dương và tan băng ở hai cực.

Rockström cho rằng vẫn còn thiếu hụt dữ liệu cũng như hiểu biết về cách một quy trình thúc đẩy một quy trình khác như thế nào. Theo ông, những phản hồi dương có thể khiến hành tinh chuyển sang trạng thái khắc nghiệt hơn, trái ngược với giả thuyết Gaia, giả thuyết về việc Trái đất có xu hướng tự hồi phục.

 

Thanh An - Tiasang, theo theguardian.

Trở lại      In      Số lần xem: 1441

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD