Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33347870
Triển vọng nuôi bọ rùa hồng đốm đen làm tác nhân kiểm soát sinh học sâu bọ hại cây trồng

Một hệ thống lồng nhốt côn trùng chuyên dụng do các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát triển có thể cải thiện triển vọng nuôi bọ rùa hồng đốm đen (pink spotted lady beetle) - côn trùng mà sau đó có thể được sử dụng để kiểm soát sinh học rệp, nhện và sâu bệnh hại cây trồng khác.

Một hệ thống lồng nhốt côn trùng chuyên dụng do các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát triển có thể cải thiện triển vọng nuôi bọ rùa hồng đốm đen (pink spotted lady beetle) - côn trùng mà sau đó có thể được sử dụng để kiểm soát sinh học rệp, nhện và sâu bệnh hại cây trồng khác.

 

Có nguồn gốc ở Mỹ, bọ rùa hồng đốm đen (Coleomegilla maculata) là động vật săn mồi ở nhiều loại cây trồng quan trọng về kinh tế, bao gồm lúa mì, ngô, bông, cỏ linh lăng, đậu tương, đậu và cà chua. Không giống như những con bọ rùa đốm châu Á (Harmonia axyridis) - đối thủ cạnh tranh phi bản địa của nó, loài bọ rùa hồng đốm đen không tràn vào nhà trong mùa đông khiến nó trở thành một mối phiền toái. Tuy nhiên, không có cách nào dễ dàng để nuôi loài bọ rùa này với số lượng lớn để bán cho người trồng trọt đang cần để thả chúng ra làm tác nhân kiểm soát sinh học.

Hiện tại, có một giải pháp trong tầm tay là một hệ thống lồng nhốt hình cái bình, một nắp mắt lưới và một vài mảnh vải để những con bọ rùa cái bị nhốt có thể đẻ những quả trứng nhỏ màu cam. Lấy ra các mảnh vải cho phép những quả trứng được thu hoạch mà không bị hư hỏng trong quá trình này, Meg Allen - nhà côn trùng học của ARS cùng làm việc với Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.

Allen đang sử dụng những quả trứng trong nghiên cứu để phân tích di truyền các giai đoạn sống khác nhau của những con bọ rùa nuôi nhốt trong phòng thí nghiệm mà bà đang giữ. Tuy nhiên, hệ thống mới để thu thập một cách an toàn những quả trứng cũng có thể được áp dụng cho các phòng nghiên cứu sâu bọ thương mại sử dụng, cũng như áp dụng với các loài khác nhau, Allen cho biết. Bà hiện đang làm việc tại Đơn vị Nghiên cứu kiểm soát sinh học các loài gây hại của ARS tại Stoneville, Mississippi.

Bà đã phát minh ra hệ thống này dựa trên nhu cầu nghiên cứu nguồn cung cấp ADN của bọ rùa và hành vi đẻ trứng của côn trùng này. Ví dụ, bà đã chọn loại vải có thớ vải thay vì vải mịn để sử dụng bên trong lồng dựa trên sở thích của con bọ cái (trong tự nhiên) trên cây trồng có bề mặt dạng sợi lông nhỏ gọi là trichomes.

Đối với nghiên cứu của mình, Allen đã sử dụng một hệ thống sáu bình nhốt 10-20 con bọ rùa/bình và để các bộ sưu tập trứng ở tỷ lệ một vài trăm đến vài ngàn mỗi ngày. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí AgResearch, số ra tháng 7/2015.
 
N.T.H. - Mard, theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 1139

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD