Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  64
 Số lượt truy cập :  34086756
Trồng cà phê dưới tán rừng đang bị thu hẹp

 

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ trường Đại học Texas ở Austin và năm tổ chức khác, tỷ lệ đất được sử dụng để trồng cà phê dưới tán rừng liên quan tới tổng diện tích đất canh tác cà phê, đã giảm gần 20% trên toàn cầu kể từ năm 1996. Các tác giả của nghiên cứu cho biết rằng, sự thay đổi tổng thể hướng tới một loại nông trại trồng cà phê chuyên sâu hơn có lẽ sẽ có một tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và người nông dân.

 

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ trường Đại học Texas ở Austin và năm tổ chức khác, tỷ lệ đất được sử dụng để trồng cà phê dưới tán rừng liên quan tới tổng diện tích đất canh tác cà phê, đã giảm gần 20% trên toàn cầu kể từ năm 1996.

 

Các tác giả của nghiên cứu cho biết rằng, sự thay đổi tổng thể hướng tới một loại nông trại trồng cà phê chuyên sâu hơn có lẽ sẽ có một tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và người nông dân.

Nghịch lý là lợi ích cộng đồng của trồng cà phê thân thiện với môi trường là rất lớn, nhưng những vùng trồng cà phê đang được mở rộng trên toàn câu lại có xu hướng chuyên sâu, Shalene Jha, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học tự nhiên trực thuộc trường Đại học Texas và là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết. Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí BioScience, số ra ngày 16 tháng 4.

Trồng cà phê dưới tán rừng truyền thống là những cây cà phê được trồng dưới tán lá dày đặc của rừng cây bản địa dưới tán lá có mật độ từ dày đặc đến những tán có mức phủ vừa phải. Mặc dù tầng sát mặt đất của rừng đã bị phát quang phục vụ mục đích canh tác nông nghiệp, vẫn tồn tại một hệ thống các loài động thực vật phong phú. Kết quả là, trồng cà phê dưới tán rừng sẽ là đường dẫn cho các loài chim di cư để di chuyển giữa các mảnh rừng, thu hút và hỗ trợ cho các loài côn trùng thụ phấn có giá trị về mặt kinh tế như: ong, dơi, đồng thời mang lại các lợi ích hệ sinh thái, chẳng hạn như: lọc nước và không khí, ổn định đất trồng khi mưa lớn, lưu trữ các-bon và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho đất.

Trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, sản xuất cà phê dưới tán rừng trên toàn cầu đã tăng lên kể từ năm 1996, nhưng các vùng đất không trồng cà phê dưới tán rừng lại có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều, khiến cho trồng cà phê dưới tán rừng giảm từ 43% tổng số diện tích gieo trồng xuống còn 24%.

Điều ngạc nhiên là mặc dù nhận thức của công chúng về nơi trồng cà phê và các biện pháp trồng để quản lý phục vụ đa dạng sinh học đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, nhưng trồng cà phê dưới tán rừng mới chỉ được thực hiện ở một vài khu vực, Jha cho biết.

Tại Mỹ, thị trường của những loại cà phê đặc sản, bao gồm các loại cà phê trồng hữu cơ và trồng dưới tán rừng, đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua. Theo phần lớn các nhà phân phối Mỹ, lượng bán của cà phê đặc sản đã tăng hơn 75% về giá trị kinh tế từ năm 2000-2008. Năm 2012, cà phê đặc sản chiếm 37% lượng cà phê bán ra của Mỹ và tăng gần một nửa giá trị kinh tế, ước khoảng 30 tỷ USD lên đến 32 tỷ USD.

Nghiên cứu cho thấy, kể từ năm 1990, diện tích đất trồng cà phê co cụm lại ở châu Phi và mở rộng ở châu Á. Trong khu vực châu Á, Việt Nam và Indonesia đã có sự gia tăng lớn nhất về sản lượng cà phê trong suốt thời điểm đó. Hầu hết việc trồng mới được thực hiện theo phương pháp chuyên sâu.

Phương pháp chuyên sâu hơn đặc trưng bởi việc phát quang rừng trồng hoặc đồng cỏ chăn thả để tăng mật độ trồng và chuyển sang một loại cà phê có tên gọi là Robusta có khả năng chịu nắng. Robusta là một loại cà phê có chất lượng thấp hơn so với các loại cà phê chính được bán trên khắp thế giới - cà phê Arabica. Hai loại cà phê này thường được pha trộn để sản xuất cà phê hòa tan.

Jha và đồng nghiệp cho biết, xu hướng chuyển dịch sang châu Á hướng tới một phương pháp canh tác chuyên sâu hơn được thúc đẩy bởi sự sụt giảm đáng kể về giá cà phê trên toàn cầu trong những năm gần đây. Để có lợi nhuận, một số người trồng đã chuyển dịch, tìm kiếm các vùng đất và nhân công có giá thấp hơn và năng suất ngắn hạn cao hơn.

Nhưng có những tổn thất tiềm ẩn trong biện pháp chuyên sâu hơn này. Các đồn điền cà phê cần đủ ánh nắng mặt trời thường dẫn đến nạn phá rừng, mất đa dạng sinh học và sự suy thoái đất, trong khi đó cộng đồng dân cư lại bị rơi vào tình trạng dễ bị lũ lụt và lở đất.

Trồng cà phê theo phương pháp chuyên sâu không phải là bền vững, Jha cho biết. Đất sẽ kiệt quệ sau vài thập kỷ và không thể trồng cà phê. Mặt khác, các trang trại cà phê lâu đời nhất trên thế giới đã phát triển mạnh trong nhiều thế kỷ bởi vì rừng bổ sung dưỡng chất cho đất trồng chúng.

Nông dân thực hiện canh tác cà phê chuyên sâu cũng chỉ bán được sản phẩm của họ với giá thấp hơn.

Bởi vì chi phí ban đầu của việc nhận được chứng nhận để bán cà phê đặc sản có thể tốn kém, Jha và đồng sự khuyến khích các cơ quan nhà nước, các nhóm bảo tồn và các tổ chức viện trợ hợp tác với nông dân để phát triển các chiến lược nhằm vận động được nhiều nông dân hơn thực hiện trồng cà phê dưới tán rừng.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 2273

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD