Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  34072886
Trồng cây trên sa mạc có thể làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

Khi thế giới bắt đầu cảm nhận được những tác động của sự gia tăng lượng khí cácbon điôxit (CO2) trong khí quyển dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một kế hoạch B để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Một nhóm các nhà khoa học Đức đã đưa ra một phương pháp thân thiện với môi trường mà họ cho rằng có thể thực hiện được điều đó. Kỹ thuật ấy được gọi là nông nghiệp các-bon, trong đó có hoạt động trồng cây trong vùng khô hạn trên diện rộng để giữ CO2.

 

Khi thế giới bắt đầu cảm nhận được những tác động của sự gia tăng lượng khí cácbon điôxit (CO2) trong khí quyển dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một kế hoạch B để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

 

Một nhóm các nhà khoa học Đức đã đưa ra một phương pháp thân thiện với môi trường mà họ cho rằng có thể thực hiện được điều đó. Kỹ thuật ấy được gọi là nông nghiệp các-bon, trong đó có hoạt động trồng cây trong vùng khô hạn trên diện rộng để giữ CO2.

Họ đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Earth System Dynamics của Liên minh Khoa học địa chất châu Âu (EGU).

Nông nghiệp các-bon giải quyết gốc rễ của biến đổi khí hậu là khí thải CO2 do các hoạt động của con người gây ra, tác giả Klaus Becker - trường Đại học Hohenheim ở Stuttgart cho biết. Tự  nhiên thực hiện điều đó tốt hơn nếu chúng ta hiểu và có thể sử dụng nó một cách bền vững, đồng nghiệp của Becker là Volker Wulfmeyer cho biết. Khi nói đến việc cô lập các-bon từ không khí, nhóm nghiên cứu cho thấy cây dầu mè Jatropha curcas thực hiện điều đó tốt hơn. Loài cây nhỏ bé này có khả năng chịu khô hạn và do đó, nó có thể được trồng trong điều kiện đất trồng nóng và khô – loại đất không phù hợp cho sản xuất lương thực. Cây không cần nước để phát triển, do đó, các khu vực ven biển nơi nước biển được khử muối sẵn có được cho là lý tưởng.

Nghiên cứu mới của Earth System Dynamics cho thấy một héc-ta trồng cây dầu mè Jatropha có thể giữ được 25 tấn khí CO2 mỗi năm, trong khoảng thời gian 20 năm. Chẳng hạn như một khu đất trồng chỉ chiếm khoảng 3% sa mạc Ả Rập có thể hấp thụ tất cả lượng CO2 trong một vài thập kỷ thải ra từ xe có động cơ ở Đức so với cùng kỳ. Với khoảng một tỷ héc-ta thích hợp cho canh tác các-bon, phương pháp này có thể thu hồi một phần đáng kể lượng CO2 đã được đưa thêm vào khí quyển kể từ cuộc cách mạng công nghiệp.

Nhưng nó có nhiều lợi thế hơn. Giá các-bon nông nghiệp đạt khoảng 42-63 euro/tấn CO2 khiến cho nó có tính cạnh tranh với các công nghệ giảm thiểu CO2 khác, chẳng hạn như công nghệ thu giữ các-bon. Hơn nữa, sau một vài năm, các cây này sẽ sản xuất ra năng lượng sinh học để hỗ trợ sản xuất năng lượng cần thiết cho việc khử mặn và cho hệ thống tưới tiêu.

Từ quan điểm của nhóm nghiên cứu, việc trồng rừng như một lựa chọn công nghệ địa cầu (geoengineering) để thu lại các-bon là cách tiếp cận hiệu quả và an toàn với môi trường nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cây trồng đã đóng một vai trò quan trọng trong chu trình các-bon toàn cầu suốt hàng triệu năm chứ không như nhiều kỹ thuật và công nghệ địa cầu rất tốn kém khác, Becker giải thích.

Những hạn chế chính để thực hiện phương pháp này là thiếu kinh phí và thiếu kiến thức về lợi ích của trồng rừng quy trên mô lớn có thể xảy ra trong điều kiện khí hậu khu vực, trong đó có thể gồm cả thiếu hiểu biết về tăng lượng mưa và mây che phủ. Bài viết đăng tải trên newEarth System Dynamics trình bày kết quả của mô phỏng nhìn vào những vấn đề này, nhưng vẫn còn thiếu dữ liệu thực nghiệm về tác động của phủ xanh các vùng đất khô cằn và cả các tác động bất lợi tiềm ẩn như tích tụ của muối trong đất sa mạc cần phải được đánh giá cẩn thận.

Nhóm nghiên cứu hy vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cho nhiều người về nông nghiệp các-bon để thiết lập một dự án thí điểm.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1212

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD