Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  74
 Số lượt truy cập :  34080483
Tự do thương mại có thể làm giảm thiệt hại kinh tế trong nông nghiệp

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam chỉ ra sự ấm lên toàn cầu có thể tạo ra các thiệt hại về kinh tế trong nông nghiệp. Trên khắp thế giới, thay đổi khí hậu đe dọa sản xuất nông nghiệp, đẩy giá lương thực tăng cao. Trong khi lợi nhuận tài chính và các khoản lỗ có sự khác biệt giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất tại các vùng khác nhau, người tiêu dùng nói chung có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng thức ăn.

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam chỉ ra sự ấm lên toàn cầu có thể tạo ra các thiệt hại về kinh tế trong nông nghiệp. Trên khắp thế giới, thay đổi khí hậu đe dọa sản xuất nông nghiệp, đẩy giá lương thực tăng cao. Trong khi lợi nhuận tài chính và các khoản lỗ có sự khác biệt giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất tại các vùng khác nhau, người tiêu dùng nói chung có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng thức ăn. Do người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn lợi nhuận thực tế của nhà sản xuất, mức thiệt hại kinh tế ròng trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm sẽ gia tăng vào cuối thế kỷ này. Tuy nhiên, mức thiệt hại kinh tế này có thể được giới hạn đến 0,3% GDP toàn cầu - tùy thuộc vào chính sách thương mại nông nghiệp.

 

Tác giả chính của nghiên cứu Miodrag Stevanovi nói: “Nông nghiệp rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu - ngay cả một sự gia tăng nhỏ của nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng trong khu vực, ảnh hưởng đến cả lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp và tỷ lệ thu nhập chi cho thực phẩm. Nghiên cứu của chúng tôi định lượng tác động kinh tế và phân tích vai trò của thương mại quốc tế như là một biện pháp thích ứng. Chúng tôi thấy rằng thiệt hại kinh tế trong nông nghiệp có thể tăng lên đến khoảng 0,8% GDP toàn cầu vào cuối thế kỷ này với một chế độ thương mại rất hạn chế. Mức thiệt hại này tương ứng với 2,5 nghìn tỉ đô la Mỹ và là tương đối cao đối với các vùng có tài nguyên nông nghiệp hạn chế trong khi nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, ví dụ như Trung Đông, Châu Phi và Ấn Độ. Ngược lại, tự do hóa thương mại hàng nông sản hơn nữa có thể làm giảm 65% thiệt hại tài chính toàn cầu, xuống chỉ còn 0,3% GDP toàn cầu”.

Đồng tác giả nghiên cứu Alexander Popp giải thích: “Cả hai hiện tượng nóng lên toàn cầu và thương mại tự do đều mang lại lợi ích cho khu vực phía Bắc như châu Âu và Mỹ, do lợi nhuận các nhà sản xuất tăng. Đồng thời, khu vực phía Nam như châu Phi hay Ấn Độ về mặt lý thuyết thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra có thể được giảm một nửa thông qua việc thực hiện tự do hóa thị trường thực phẩm hơn nữa”.

Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến năng suất cây trồng giảm tại nhiều khu vực. Đồng thời, việc tăng cường sản xuất, mở rộng đất canh tác sang các khu vực trước đây chưa bị ảnh hưởng có thể dẫn đến 1 rủi ro: Nó có thể dẫn đến tăng phát thải khí nhà kính do nạn phá rừng nhiệt đới hoặc việc tăng cường sử dụng phân bón . Điều này có thể tăng cường thêm sức ép của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.

Các nhà nghiên cứu kết hợp 19 dự đoán khí hậu khác nhau với mô phỏng về sự phát triển của cây trồng để đánh giá tác động kinh tế của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi mức độ thiệt hại khác nhau với những giả định khác nhau về năng suất cây trồng thay đổi theo biến đổi khí hậu, nghiên cứu vẫn nhấn mạnh vai trò quan trọng của thương mại như một biện pháp quan trọng để giảm phần nào tác động biến đổi khí hậu.

Nếu giá lương thực tăng do tác động biến đổi khí hậu, các hộ gia đình sẽ không chỉ phải chi tiêu nhiều hơn vào tiêu dùng thực phẩm của họ mà cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu sự tiếp cận lương thực và suy dinh dưỡng. Hermann Lotze-Campen nói: “Cách tốt nhất để tránh những rủi ro này là hạn chế biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đối với những tác động không thể tránh được, một hệ thống thương mại mở, đa dạng có thể là một lựa chọn thích ứng quan trọng. Nó có thể tạo nên những thay đổi trong mô hình sản xuất nông nghiệp toàn cầu và do đó cho phép giảm chi phí sản xuất và tăng cường an ninh lương thực. Do thay đổi khí hậu sẽ có một hiệu ứng khuếch đại đối với khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, việc giảm rào cản thương mại sẽ phải được đi kèm với các biện pháp giảm nghèo và an sinh xã hội”.
 
Lê Hồng Vân - Mard, theo Phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1116

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD