Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33349690
Tuần tin khoa học 450 (05-11/10/2015)

Bản đồ QTL tính kháng bọ trĩ của cây ớt

Bọ trĩ (thrips) là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất của cây ớt (Capsicum). Tính kháng bọ trĩ đã được xác định trong Capsicum annuum. Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ hơn căn bản di truyền học tính kháng bọ trĩ trong Capsicum thông qua bản đồ QTL. Phân tích QTL được thực hiện để xem xét gen kháng bọ trĩ Frankliniella occidentalis (hình) trong quần thể F2 với 196 cây từ cặp lai giữa giống kháng C. annuum AC 1979 làm mẹ và giống nhiễm C. chinense 4661 làm bố.

Bản đồ QTL tính kháng bọ trĩ của cây ớt

 

Bọ trĩ (thrips) là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất của cây ớt (Capsicum). Tính kháng bọ trĩ đã được xác định trong Capsicum annuum. Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ hơn căn bản di truyền học tính kháng bọ trĩ trong Capsicum thông qua bản đồ QTL. Phân tích QTL được thực hiện để xem xét gen kháng bọ trĩ Frankliniella occidentalis (hình) trong quần thể F2 với 196 cây từ cặp lai giữa giống kháng C. annuum AC 1979 làm mẹ và giống nhiễm C. chinense 4661 làm bố. Năm mươi bảy chỉ thị SSR, 109 AFLP, và 5 SNP đã được sử dụng để xây dựng bản đồ di truyền có chiều dài tổng cộng là 1.636 cM. Thiệt hại của ấu trùng và mức độ sống sót của ấu trùng tuổi một và tuổi hai được quan sát trong trắc nghiệm no-choice để ghi nhận thông số tính kháng. Bản đồ cách quãng đã phát hiện được 1 QTL đối với mỗi thông số này, tất cả đồng định vị gần chỉ thị phân tử trên nhiễm sắc thể số 6. Sử dụng chỉ thị ấy như là một co-factor trong phân tích nhiều QTL không tìm thấy bất cứ QTL nào có tính chất bổ sung. QTL này đã giải thích được 50 % biến thiên di truyền, và alen kháng của QTL ấy được di truyền từ nguồn vật liệu mẹ có tính kháng. Tính kháng bọ trĩ không liên quan đến mật độ lông của biểu bì cây ớt.

 

Xem Maharijaya và ctv. (2015). TAG October 2015, Volume 128, Issue 10, pp 1945-1956

 http://link.springer.com/article/10.1007/s00122-015-2558-1

 

 

Hình: LOD profiles và giá trị 1-LOD, 2-LOD cho thấy cách quãng chứa QTL tính kháng định vị trên NST 5 và NST 6. Hình tô đậm, hình gạch ngang, và hình chấm gạch biểu thị những profiles đối với sự gây hại, sự sống của L2, và sống sót của sâu trước khi hóa nhộng, theo thứ tự, sau khi chủng với ấu trùng L1 (F. occidentalis) mới thả vào lồng. Đường chấm chấm  ở giá trị LOD 3.6 biểu hiện cho LOD threshold. Trên NST 5 không có QTL nào được tìm thấy liên quan đến tính kháng bọ trĩ.

 

 

Phân tích di truyền kích cỡ hạt lúa bằng kỹ thuật ảnh hai chiều của quần thể con lai japonica × indica có những dòng cận giao tái tổ hợp

 

Phân tích ảnh hai chiều (two-dimensional (2D) digital image analysis) rất hiệu quả trong nghiên cứu tính trạng kích cỡ hạt thóc của quần thể lớn về di truyền và chọn giống. Theo nghiên cứu như vậy, các tác giả đã sử dụng “2D image analysis” để xem xét bảy tính trạng, đó là chiều dài hạt (GL), chiều rộng hạt (GW), tỷ lệ dài / rộng (LW), diện tích hạt (grain area: GA), chu vi hạt (grain circumference: GC), đường kính hạt (GD), và độ tròn hạt (grain roundness: GR), trong quần thể con lai giữa japonica × indica với 215 dòng RILs (recombinant inbred lines). GL và GW có thể được nhận biết bằng pp thủ công, và được sử dụng nhiều nhất cùng với tính trạng LW (i.e., GL/GW) trong nghiên cứu di truyền về kích cỡ hạt thóc. GC và GA rất khó được đo lường bằng pp thủ công, và người ta không sử dụng chúng cùng với tính trạng GD và GR trong xem xét di truyền kích cỡ hạt. Bảy tính trạng này có thể được đo lường một cách chính xác bằng kỹ thuật phân tích ảnh 2D, tương tác giữa giống với môi trường khá thấp, hệ số di truyền nghĩa rộng cao. Mỗi tính trạng ấy được kiểm soát bởi một ít gen khá ổn định và nhiều gen “additive” có tính chất thứ yếu, bổ sung. Tổng số 51 QTL đã được tìm thấy đối với bảy tính trạng này trong 4 môi trường nghiên cứu khác nhau, 22 QTL đối với tính trạng GL, GW, và LW, ba tính trạng truyền thống này. Có 29 QTL đối với 4 tính trạng khác. Tổng số 51 QTL được xếp nhóm trong 18 quãng phân tử chứa marker. So sánh với những nghiên cứu trước đó và phân tích tính ổn định của QTL đã xác định, các tác giả thấy rằng có 6 quãng phân tử chứa marker chưa được báo cáo, một trong số ấy nằm trên NST 2 và NST 3, hai trong số ấy định vị trên NST 6 và NST 8. Các loci mới được tìm thấy và hệ thống kiểu hình trên diện rộng sẽ cải tiến đáng kể kiến thức của chúng ta về kiến trúc di truyền cũng như chương trình cải tiến giống trong tương lai về kích cỡ hạt lúa.

 

Xem Yin và ctv. (2015). TAG October 2015, Volume 128, Issue 10, pp 1969-1986

http://link.springer.com/article/10.1007/s00122-015-2560-7

 

Hình: Bản đồ di truyền với 143 SSR markers được xây dựng trên quần thể RIL của cặp lai Oryza sativa ssp. japonica cv. Asominori và Oryza sativa ssp. indica cv. IR24

 

 

Bản đồ gen kháng bệnh rỉ sắt mới Sr49 trên nhiễm sắc thể 5B của cây lúa mì

 

Giống bản địa AUS28011 (Mahmoudi), từ thu thập tại Ghardimaou, Tunisia, có phản ứng yếu với bệnh rỉ sắt thuộc Australian pathotypes (Puccinia graminis f. sp. tritici (Pgt)) mang độc tính đối với nhiều gen kháng bệnh rỉ sắt đã được du nhập vào giống lúa mì cải tiến trước đây.

 

Phân tích di truyền dựa trên cơ sở quần thể con lai F3 của Mahmoudi / Yitpi cho thấy có một gen đơn trong bất cứ giai đoạn nào đối với bệnh rỉ sắt được ghi nhận và tạm thời đặt tên là SrM. Phân tích “bulked segregant” với công nghệ multiplex-ready SSR đã xác định vị trí của gen SrM nằm trên vai dài của nhiễm sắc thể 5B. Không có gen kháng rỉ sắt ở mọi giai đoạn nào được tìm thấy trên NST 5BL. Gen SrM đã được đặt tên vĩnh viễn là Sr49. Quần thể F3 của Mahmoudi / Yitpi d9u77o5c tiếp tục phát triển cho đến thế hệ F6 (RILs) để thực hiện bản đồ chi tiết của gen Sr49. Chỉ thị phân tử sun209sun479 nằm kế cận gen Sr49 ở khoảng cách di truyền là 1,5 và 0,9 cM ở đầu xa và đầu gần, theo thứ tự. Chỉ thị sun209sun479 khuếch đại sản phẩm PCR với khác biệt alen Sr49 là 146 và 145 bp, theo thứ tự. Sáu và bảy giống lúa trồng, theo thứ tự đã mang alen kháng theo marker sun209 148bpsun479 200bp ; tuy nhiên, không có giống nào mang cả hai alen kháng. Kết quả cho thấy tính hữu dụng của những chỉ thị phân tử này trong chiến lược chọn tạo giống lúa mì nhờ chỉ thị phân tử đối với gen Sr49

 

Xem: Bansal và ctv. (2015). TAG October 2015, Volume 128, Issue 10, pp 2113-2119

http://link.springer.com/article/10.1007/s00122-015-2571-4

Trở lại      In      Số lần xem: 2092

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD