Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33344685
Tương tác gen và di truyền tính kháng bệnh đạo ôn với những tính trạng liên quan đến năng suất lúa (Oryza sativa L.).

Bệnh đạo ôn trên cây lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là vấn đề rất lớn trong ngành sản xuất lúa gạo. Sáu thế hệ vật liệu lai (breeding materials) bao gồm P1, P2, F1, F2, B1 và B2 của tổ hợp lai giữa giống lúa cao sản nhiễm bệnh đạo ôn ADT 43 với dòng NIL (near isogenic line) kháng bệnh đạo ôn CT13432-3R, mang tất cả 4 gen kháng Pi1, Pi2, Pi33, Pi54. Các tác giả đã nghiên cứu bản chất và hoạt động tổng thể của gen đối với tính trạng kháng bệnh và tính trạng năng suất, thành phần năng suất.

Divya B, Biswas A, Robin S, Rabindran R, Joel AJ.

Nguồn J Genet. 2014 Aug;93(2):415-24.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25189236

 

TÓM TẮT

 

Bệnh đạo ôn trên cây lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là vấn đề rất lớn trong ngành sản xuất lúa gạo. Sáu thế hệ vật liệu lai (breeding materials) bao gồm P1, P2, F1, F2, B1 và B2 của tổ hợp lai giữa giống lúa cao sản nhiễm bệnh đạo ôn ADT 43 với dòng NIL (near isogenic line) kháng bệnh đạo ôn CT13432-3R, mang tất cả 4 gen kháng Pi1, Pi2, Pi33, Pi54. Các tác giả đã nghiên cứu bản chất và hoạt động tổng thể của gen đối với tính trạng kháng bệnh và tính trạng năng suất, thành phần năng suất. Tương tác không alen theo kiểu epistatic được phân tích và diễn giải hoạt động của gen đối với tất cả tính trạng nghiên cứu. Tương tác gen epistasis được xem xét đối với số chồi hữu hiệu, năng suất hạt, số vết bệnh điển hình, diện tích lá bị nhiễm và chỉ số bệnh hại (potential disease incidence). Epistasis lặp đoạn được ghi nhận đối với những tính trạng còn lại. Trong các dòng nghiên cứu được thử nghiệm dưới điều kiện dịch tể học (epiphytotic conditions), các dòng chồng gen biểu hiện tính kháng cao đối với bệnh đạo ôn so với những cá thể chỉ mang một gen đơn. Điều này cho thấy rằng các gen không alen với nhau (nonallelic genes) biểu thị ảnh hưởng có tính chất bổ sung (complementary effect) khi xuất hiện cùng nhau. Kết quả phân tích di truyền học của những tính trạng khác nhau đóng góp vào tính kháng như vậy sẽ giúp cho các nhà chọn giống sau này lực chọn một chiến lược lai tạo phù hợp vừa cho năng suất cao, vừa kháng bệnh đạo ôn.

 

Hình: Sơ đồ các thế hệ con lai trong thí nghiệm, áp dụng marker trong hồi giao. FG, foreground screening (thanh lọc từng gen) các gen Pi; BG, background screening (thanh lọc tổng thể) bộ genome của giống tái tục; PB, phenotyping for blast resistance (đánh giá kiểu hình tính kháng đạo ôn); PY, phenotyping for yield (đánh giá kiểu hình năng suất) và những tính trạng nông học có liên quan đến năng suất.

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Trở lại      In      Số lần xem: 2254

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD