Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33309909
Tuyển chọn dòng nấm mốc Aspergillus niger sinh tổng hợp protease hoạt tính cao

Việc tuyển chọn được dòng nấm mốc phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam, giúp thúc đẩy sự tổng hợp enzyme mong muốn đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở bước đầu cho việc xác định tính chất và nghiên cứu khả năng ứng dụng của protease vào thực tế. Chính vì vậy, các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nghiên cứu này để tuyển chọn dòng nấm mốc bản địa phù hợp cho quá trình sinh tổng hợp protease đạt hiệu quả.

Aspergillus niger là dòng nấm sợi phân bố rất rộng rãi trên nhiều loại cơ chất tự nhiên và trong các sản phẩm nông nghiệp, được biết đến với khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzyme, trong đó có protease.

 

Ảnh minh họa

Việc tuyển chọn được dòng nấm mốc phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam, giúp thúc đẩy sự tổng hợp enzyme mong muốn đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở bước đầu cho việc xác định tính chất và nghiên cứu khả năng ứng dụng của protease vào thực tế. Chính vì vậy, các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nghiên cứu này để tuyển chọn dòng nấm mốc bản địa phù hợp cho quá trình sinh tổng hợp protease đạt hiệu quả.

Hai mươi bảy (27) dòng nấm sợi đen có nguồn gốc từ vỏ các loại quả citrus (cam, chanh, bưởi), táo, sung và 2 dòng Aspergillus niger đối chứng được chủng vào môi trường agar – casein (glycerol 0,5 %; dịch chiết nấm men 0,3%; NaCl 0,5 %, agar 2 % và casein 1 %, w/v ở pH 5) để đánh giá khả năng sinh protease. Kết quả cho thấy tất cả các dòng nấm khảo sát đều có khả năng tiết ra protease khi phát triển trên môi trường agar – casein. Trong đó, 4 dòng nấm (ký hiệu N1, R1, R4, Sa2 có nguồn gốc từ chanh núm, bưởi Năm roi và cam sành) được tuyển chọn dựa trên tỷ lệ đường kính vòng thủy phân casein (d) lớn hơn 10 mm và tỷ lệ giữa đường kính vòng thủy phân casein (d) và đường kính vòng phát triển của nấm mốc (D) đều từ 0,62-0,65. Sự kết hợp của 2 dòng Sa2 và R4 với tỷ lệ 1:3 cho kết quả sinh tổng hợp protease tốt nhất, hoạt tính protease sau 2 ngày lên men lỏng trong môi trường Czapeck Dox có bổ sung 1% casein làm cơ chất cảm ứng là 1,26±0,16 U/mL. Kỹ thuật giải trình tự gene 28S rRNA cũng được áp dụng để nhận diện hai (2) dòng Sa2 và R4, kết quả cho thấy, 2 dòng này đều thuộc Aspergillus niger với mức độ đồng hình 99 ÷ 100%.

ntbtra - Canthostnews, Theo TC KH  ĐH Cần Thơ.

Trở lại      In      Số lần xem: 6643

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD