Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33343744
Ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ công tác chọn tạo các dòng lúa thơm tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long

Để có thể đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu gạo, việc chọn lọc các giống lúa thơm chất lượng cao là một trong những nhu cầu cấp bách hiện nay ở nước ta (Nguyễn Văn Bộ, 2004). Chiến lược tạo giống lúa thơm cần được quan tâm hơn trong phương hướng cải tiến giống lúa ở những vùng trồng lúa chất lượng cao (Bùi Chí Bửu, 2004).

Để có thể đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu gạo, việc chọn lọc các giống lúa thơm chất lượng cao là một trong những nhu cầu cấp bách hiện nay ở nước ta (Nguyễn Văn Bộ, 2004). Chiến lược tạo giống lúa thơm cần được quan tâm hơn trong phương hướng cải tiến giống lúa ở những vùng trồng lúa chất lượng cao (Bùi Chí Bửu, 2004).

 

 

Vì vậy việc duy trì mùi thơm thông qua quá trình lai hồi giao, từ đó đánh giá mùi thơm bằng phương pháp alkali và dấu chuẩn phân tử là cần thiết.

Qua việc khảo sát những giống lúa thơm cho thấy có rất nhiều hợp chất bay hơi khi nấu cơm, trên hai giống lúa thơm và không thơm cho rằng có tổng cộng khoảng 70 hợp chất bay hơi khi nấu cơm. Trong hơn 100 thành phần chất bay hơi có mùi, chất 2-axetyl-l-pyrolin (2AP) được xem là chất chuẩn để xác định mùi thơm trên lúa. Mùi thơm của lúa được thể hiện trong tất cả các thành phần của lúa ngoại trừ rễ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được tính trạng mùi thơm của 10 tổ hợp lai hồi giao ở thế hệ BC1F2 thông qua phương pháp phân tích hóa sinh và dấu chuẩn phân tử nhờ kỹ thuật PCR.

Các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp alkali để đánh giá cảm quan mùi thơm trên lá của 14 tổ hợp lai hồi giao: có 19,36% cá thể thể hiện mùi thơm cấp 2, 52,96% thể hiện mùi thơm cấp 1, tổng số cá thể thơm chiếm 72,32% và 27,68% cá thể không thơm.

Sản phẩm PCR từ 70 cá thể của 14 tổ hợp lai hồi giao, có 4 tổ hợp cho kiểu gien đồng hợp tử thơm (5/5 cá thể), 5 tổ hợp cho có 4/5 cá thể đồng hợp tử gien thơm, 2 tổ hợp có 3/5 cá thể đồng hợp tử thơm và có 2 tổ hợp có 2/5 cá thể đồng hợp tử thơm.

Kết hợp hai phương pháp phân tích mùi thơm cho thấy, có 3 tổ hợp có cả 5 cá thể thơm đồng thời mang kiểu gien đồng hợp tử thơm, một tổ hợp có kiểu gien đồng hợp tử thơm nhưng khi phân tích mùi thơm còn cá thể không thơm.

ntbtra - Canthostnews,theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 950

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD