Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  64
 Số lượt truy cập :  34081288
Ứng dụng công nghệ laser trong canh tác cây trồng

Không sử dụng chất hóa học. Ở Krasnodar phía nam nước Nga, các nhà nông học đang trồng lúa mì bằng tia laser. Thử nghiệm ban đầu cho thấy ứng dụng của laser khiến cho năng suất tăng lên nhiều lần. Nhà nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật Anton Didenko cho biết.

Không sử dụng chất hóa học. Ở Krasnodar phía nam nước Nga, các nhà nông học đang trồng lúa mì bằng tia laser. Thử nghiệm ban đầu cho thấy ứng dụng của laser khiến cho năng suất tăng lên nhiều lần. Nhà nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật Anton Didenko cho biết:

 

"Đất trong khu vực Krasnodar đang bị cằn cỗi dần. Đây là hậu quả của việc trồng lúa mì bằng công nghệ chuyên sâu sử dụng các hóa chất độc hại với số lượng lớn. Áp dụng công nghệ laser cho phép hoàn toàn từ bỏ chất hóa học".

 

Trước đây, sau khi phun hóa chất độc hại, người ta nhận thấy trong khu vực có nhiều chim chết. Việc sử dụng tia laser hoàn toàn vô hại đối với cả chim và người. Tia laser không chỉ có thể sử dụng với các loại cây lương thực, mà còn có thể áp dụng với rau màu. Hơn nữa, hiệu quả sẽ cao hơn khi xử lý hạt giống và mầm.

 

Để làm điều này, thiết bị được gắn trên máy kéo chạy xung quanh chu vi cánh đồng. Hiệu quả chum tia laser lan rộng trong bán kính 400 mét. Laser kích thích hệ miễn dịch của thực vật, tăng cường độ vững chắc của bộ rễ và làm cho cây ít nhạy cảm với bệnh tật. Thông qua phép lạ thiết bị laser, cần ít người, công nghệ và tiền bạc hơn để để bảo vệ cây trồng.

 

Kết quả đầu tiên của laser khiến các nhà nông học hài lòng. Họ đánh giá cao tốc độ xử lý của nó. Trong vòng một giờ đồng hồ, xe có thể xử lý chùm tia laser cho một trăm hecta. Nhà nông học Albert Almazov cho biết:

 

"Những bông lúa mạch đầu tiên xuất hiện sớm hơn 10 ngày so với phương pháp truyền thống. Hệ thống rễ mạnh hơn và trưởng thành hơn".

 

Bây giờ, các nhà nông học đang chờ vụ thu hoạch. Hy vọng rằng vụ mùa sẽ bội thu. Và hy vọng rằng sau xử lý bằng laser sẽ không xuất hiện những quả bí và cà chua kích thước bằng chiều cao người trồng.

 

Ý tưởng sử dụng công nghệ laser mà các nhà nông học thử nghiệm ở khu vực Krasnodar đang được các vùng khác của Nga quan tâm.

 

Theo ruvr.ru

Trở lại      In      Số lần xem: 4367

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD