Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  40
 Số lượt truy cập :  34076216
Vật liệu mới giúp tăng năng suất cây trồng

Các nhà nghiên cứu tại UPM đã phát triển một vật liệu các-bon từ bùn nước thải khi áp dụng bổ sung cho đất trồng có thể giúp cải thiện chất lượng đất. Vật liệu đó được gọi là than sinh học và đã được nhóm nghiên cứu về Khai thác tài nguyên của trường Đại học kỹ thuật Madrid (UPM) xử lý và mô tả đặc tính. Loại than sinh học này hứa hẹn sẽ hữu dụng bởi vì việc bổ sung thêm chúng vào trong đất trồng có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng đất trồng, và do đó có thể làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, loại vật liệu mới này rất có lợi cho môi trường.

Các nhà nghiên cứu tại UPM đã phát triển một vật liệu các-bon từ bùn nước thải khi áp dụng bổ sung cho đất trồng có thể giúp cải thiện chất lượng đất.

 

Vật liệu đó được gọi là than sinh học và đã được nhóm nghiên cứu về Khai thác tài nguyên của trường Đại học kỹ thuật Madrid (UPM) xử lý và mô tả đặc tính. Loại than sinh học này hứa hẹn sẽ hữu dụng bởi vì việc bổ sung thêm chúng vào trong đất trồng có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng đất trồng, và do đó có thể làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, loại vật liệu mới này rất có lợi cho môi trường.

Sự sinh sôi của bùn nước thải đang ngày càng gia tăng và việc quản lý và xử lý chúng đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Trong số các ứng dụng khác nhau của bùn nước thải ở các nước như Tây Ban Nha - nơi đất trồng có hàm lượng các chất hữu cơ ở mức thấp, chúng ta nên chú trọng vào việc bổ sung chất hữu cơ trực tiếp cho đất trồng. Tuy nhiên, có một số yếu tố đe dọa biện pháp thực hiện này do hàm lượng của muối, kim loại và hợp chất hữu cơ, thậm chí có thể là chất độc ở mức cao.

Các nhà nghiên cứu của nhóm Khai thác tài nguyên của UPM đã nghiên cứu quá trình xử lý và mô tả đặc tính của than sinh học trong nhiều năm. Họ cũng đã thực hiện nghiên cứu về than sinh học từ bùn rác thải và cả ảnh hưởng của các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của đất trồng, kết quả là cải thiện được vật liệu này. Những kết quả thu được cho đến nay là rất đáng khích lệ khi nhóm nghiên cứu chỉ ra được việc bổ sung than sinh học cho đất trồng có thể giúp cải thiện chất lượng đất trồng như thế nào (chẳng hạn như: khả năng duy trì độ ẩm, độ pH hoặc hoạt tính sinh học) và do đó, giúp tăng năng suất cây trồng.

Những ảnh hưởng tích cực khác của việc sử dụng than sinh học từ nước thải đối với môi trường bao gồm: đầu tiên là giúp giảm độ hòa tan của các kim loại hiện có trong bùn nước thải. Thứ hai là cho phép cô lập khí các-bon trong đất nhờ tính ổn định cao của than sinh học giúp làm giảm suy thoái đất và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Các nhà nghiên cứu của UPM hiện đang mở rộng những nghiên cứu này cho ứng dụng thực địa trên cánh đồng của than sinh học từ bùn nước thải và các loại tàn dư hữu cơ khác dễ bị biến đổi thành than sinh học.
 
K.P. - Martd, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 981

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD