Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  34072192
Vi khuẩn bị căng thẳng sẽ ngừng phát triển: Phát hiện cơ chế đằng sau

Dù là người, chuột hay vi khuẩn thì stress cũng đều có hại. Các thí nghiệm ở vi khuẩn được thực hiện bởi những sinh học gia vi khuẩn ở phòng thí nghiệm của Peter Chien thuộc Trường Đại học Massachusetts Amherst cùng nhiều nghiên cứu gia khác đến từ Viện Công nghệ Massachusetts đã phát hiện cơ chế đằng sau việc căng thẳng làm ngăn chặn sự phát triển tế bào, như sự căng thẳng khi tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt chẳng hạn.

Dù là người, chuột hay vi khuẩn thì stress cũng đều có hại. Các thí nghiệm ở vi khuẩn được thực hiện bởi những sinh học gia vi khuẩn ở phòng thí nghiệm của Peter Chien thuộc Trường Đại học Massachusetts Amherst cùng nhiều nghiên cứu gia khác đến từ Viện Công nghệ Massachusetts đã phát hiện cơ chế đằng sau việc căng thẳng làm ngăn chặn sự phát triển tế bào, như sự căng thẳng khi tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt chẳng hạn.

 

 
Hoá ra những điều kiện căng thẳng khiến một vài protein giận dữ hoặc bị kết xoắn sai, rồi chúng ngừng phát triển, Chien cho biết. “Bạn có thể xem điều này như những cơn thịnh nỗ của vi khuẩn. Vi khuẩn đối mặt với stress bằng cách huỷ diệt protein. Đặc biệt, chúng tôi đã chứng minh rằng một vài loại vi khuẩn phản ứng lại với nhiệt độ cao bằng cách huỷ diệt những protein cần thiết cho sự tái tạo DNA. Chính vì thế, chúng ngừng phát triển. Dấu hiệu về sự huỷ diệt này chính là sự hình thành những protein bị kết xoắn sai do căng thẳng”.

Ở điều kiện thuận lợi, tế bào ra sức phát triển, điều này có nghĩa là chúng bắt đầu quá trình tái tạo DNA. Nhưng ở những điều kiện căng thẳng thì tế bào phải ngăn chặn sự bắt đầu quá trình tái tạo và thay vào đó là thay đổi những ưu tiên của chúng cho các chức năng bảo vệ.

Như Chien giải thích, tất cả các tế bào, bao gồm vi khuẩn, chứa 1 lượng protein khổng lồ, đây là những phân tử giúp tế bào thực hiện mọi phản ứng hoá học cần thiết cho cuộc sống. Hình dáng quyết định loại hình chức năng mà mỗi protein có thể thực hiện. Các điều kiện căng thẳng khiến một vài protein bị kết xoắn sai và ngừng phát triển, ngừng phát triển cho đến khi tế bào đương đầu với sự căng thẳng này. Mặc dù nghiên cứu cả chục năm nay nhưng đến nay các thí nghiệm này vẫn chưa hoàn toàn hiểu được những cơ chế phân tử mà tế bào sử dụng để chuyển đổi các thông tin về điều kiện môi trường thành cơ chế tái tạo của chúng.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu gia Jing Liu ở phòng thí nghiệm của Chien đã cho thấy rằng, ở loài vi khuẩn Caulobacter, một loại enzim đặc thù có tên là Lon có thể giúp chống lại những ảnh hưởng của sự căng thẳng bằng cách loại bỏ và huỷ diệt những lượng protein nhỏ bị kết xoắn sai. Nhưng khi enzim này gặp quá nhiều protein ‘đang giận dữ’ thì nó bắt đầu huỷ diệt 1 loại protein khác có tên là DnaA, protein này thường khởi động quá trình tăng trưởng, đó là quá trình tái tạo DNA.

Khi DnaA bị huỷ diệt, tế bào ngừng phát triển. Khi sự căng thẳng qua đi, số lượng protein kết xoắn sai giảm xuống, enzim Lon sẽ ngừng huỷ diệt protein bình thường này, và tế bào sẽ bắt đầu phát triển trở lại.

Chien cho biết: “Bằng cách này, vi khuẩn có thể phản ứng lại nhanh chóng với các điều kiện căng thẳng, nhưng cũng bắt đầu phát triển lại nhanh chóng. Stress và protein kết xoắn sai là 1 việc thường gặp trong cuộc sống, vì thế việc hiểu được cách thức các vi khuẩn đương đầu với kiểu căng thẳng này sẽ giúp chúng ta hiểu được cách tế bào của chúng ta đối mặt với sự căng thẳng”.

Bluesky - Dostdongnai, Theo Science Daily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1136

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD