Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  51
 Số lượt truy cập :  34077974
Vi khuẩn hỗ trợ sản xuất mía bền vững

Các nhà khoa học Ôxtrâylia đã phát hiện ra một vi khuẩn có thể giảm sử dụng phân bón trong canh tác mía và làm tăng sản lượng mía. Đường là mặt hàng quan trọng trên toàn thế giới và mía tạo ra khoảng 80% sản lượng đường. Giá mía đã tăng với tốc độ cao hơn lạm phát trong 30 năm qua, do giá phân bón tăng một phần vì nhu cầu phân bón trên toàn cầu gia tăng và vì sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp. Hơn nữa, cùng với sự gia tăng áp lực về nước, năng lượng và các tài nguyên khác, do đó, có nhiều lý do để giảm sử dụng các hóa chất tổng hợp trong nông nghiệp.

Các nhà khoa học Ôxtrâylia đã phát hiện ra một vi khuẩn có thể giảm sử dụng phân bón trong canh tác mía và làm tăng sản lượng mía.

 

Đường là mặt hàng quan trọng trên toàn thế giới và mía tạo ra khoảng 80% sản lượng đường. Giá mía đã tăng với tốc độ cao hơn lạm phát trong 30 năm qua, do giá phân bón tăng một phần vì nhu cầu phân bón trên toàn cầu gia tăng và vì sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp. Hơn nữa, cùng với sự gia tăng áp lực về nước, năng lượng và các tài nguyên khác, do đó, có nhiều lý do để giảm sử dụng các hóa chất tổng hợp trong nông nghiệp.

 

Nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Microbial Biotechnology mô tả phương pháp các nhà khoa học đã nghiên cứu rễ cây mía và phát hiện vi khuẩn mới gọi là Burkholderia australis để thúc đẩy sự sinh trưởng của cây mía thông qua quá trình gọi là cố định đạm.

 

Các vi khuẩn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mía đường cũng như với các cây trồng khác, trong đó vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ trong đất để cung cấp các dưỡng thiết thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng hoặc biến đổi nitơ từ không khí thành hợp chất nitơ cần cho sự sinh trưởng (còn gọi là cố định đạm sinh học).

 

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vi khuẩn bằng cách kiểm tra khả năng sinh trưởng của vi khuẩn ở rễ của cây mía và lập trình tự bộ gen để khẳng định vi khuẩn có khả năng di truyền để biến đổi nitơ thành thức ăn thực vật.

 

Các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm vi khuẩn phân hủy chất thải sản xuất từ hoạt động chế biến mía đường hoặc phân gia súc để cung cấp phân bón tự nhiên tốt hơn cho sản xuất cây trồng thế hệ tiếp theo. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành thí nghiệm thực địa nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thương mại được sử dụng để cải thiện năng suất của cây mía, trong khi giảm nhu cầu phân bón tổng hợp.

 

N.P.D - NASATI, Theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1001

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD