Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33463862
Vi khuẩn tự nhiên ức chế nấm gây bệnh đạo ôn ở lúa

Một loại nấm có thể gây tổn hại cho khoảng 30% sản lượng lúa gạo thế giới cuối cùng cũng gặp phải địch thủ của chúng nhờ một phát hiện từ nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Delaware và Đại học California, Davis. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Harsh Bais - giáo sư ngành Khoa học thực vật và đất trồng tại trường Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên trực thuộc trường Đại học California, Davis.

Một loại nấm có thể gây tổn hại cho khoảng 30% sản lượng lúa gạo thế giới cuối cùng cũng gặp phải địch thủ của chúng nhờ một phát hiện từ nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Delaware và Đại học California, Davis.

 

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Harsh Bais - giáo sư ngành Khoa học thực vật và đất trồng tại trường Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên trực thuộc trường Đại học California, Davis, đã xác định được một loại vi khuẩn tự nhiên sống ở đất xung quanh cây lúa - Pseudomonas chlororaphis EA105 - ức chế nấm gây bệnh đạo ôn hại lúa. Hơn nữa, các vi khuẩn đất có lợi cũng gây ra một phản ứng phòng vệ rộng ở cây lúa chống lại nấm này.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia, được công bố trên BMC Plant Biology.

Nhóm nghiên cứu đang làm việc để đánh bật một “sát thủ ngũ cốc” bằng cách sử dụng một biện pháp kiểm soát hữu cơ tự nhiên, Bais nói. Ngoài lúa gạo, nấm gây bệnh đạo ôn hiện cũng đang đe dọa sản lượng lúa mì trên toàn thế giới.

Bệnh đạo ôn ở lúa gạo là một bệnh có sức tàn phá nghiêm trọng, đặc biệt là khi lúa gạo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày của hơn một nửa dân số thế giới - hơn 3 tỷ người, Bais lưu ý. Khi dân số toàn cầu tiếp tục gia tăng, biện pháp sinh học kiểm soát vi khuẩn có thể là một chìa khóa quan trọng cho người nông dân để vượt qua mất mùa do dịch bệnh cây trồng và sản xuất nhiều lương thực hơn từ cùng một diện tích đất trồng.

Theo Bais, nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) tấn công cây lúa thông qua các bào tử giống như thâm nhập vào các mô thực vật. Một khi các bào tử này xâm nhập vào thành tế bào, nấm này ăn cây đang sống. Triệu chứng biểu hiện phổ biến của bệnh đạo ôn là tổn thương hình đa giác trên lá cây.

Để làm được điều đó, các bào tử phải tạo ra một cấu trúc gọi là appressorium – dạng sợi nhỏ bám chặt vào bề mặt cây trồng giống như một cái mỏ neo. Nếu không có nó, các loại nấm không thể xâm nhập vào cây trồng.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Planta tháng 10 năm trước, Bais và cộng sự Spence, Donofrio và Vidhyavathi Raman cho biết rằng Pseudomonas chlororaphis EA105 ức chế mạnh mẽ sự hình thành của appressorium và đưa EA105 vào cây lúa trước khi cây bị nhiễm bệnh đạo ôn đã làm giảm mức độ tổn thương.

Bước tiếp theo trong nghiên cứu là lấy mẫu vùng rễ, đất trong khu vực xung quanh rễ cây lúa trồng trên đồng, để lộ ra các vi sinh vật sống ở đó và cố gắng làm sáng tỏ vai trò của chúng.

Nhờ kỹ thuật giải trình tự ADN, Bais cho biết rằng việc xác định các vi sinh vật khác nhau trong đất rất dễ dàng. Nhưng hiểu biết về vai trò của từng vi sinh vật trong số đó vẫn chưa được nắm rõ.

Trong nghiên cứu được báo cáo trên BMC Plant Biology, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật giải trình tự gien để xác định 11 loại vi khuẩn tự nhiên được phân lập từ cây lúa trồng trên đồng ở California. Những vi khuẩn này sau đó đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, với Pseudomonas chlororaphis EA105 chứng minh tác động mạnh nhất tới bệnh đạo ôn. Các loại vi khuẩn đất đã làm suy giảm sự hình thành của appressoria giống như các mấu neo gần 90% trong khi lại có thể ức chế sự tăng trưởng của nấm 76%.

Bais chỉ ra rằng, mặc dù hydro xyanua thường do vi khuẩn pseudomonad tạo ra, tác động kháng nấm của Pseudomonas chlororaphis EA105 dường như xảy ra độc lập trong sản xuất ra xyanua.

Áp dụng một loại vi khuẩn đất tự nhiên như một biện pháp điều trị kháng nấm so với thuốc trừ sâu hóa học mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân và môi trường, Bais nói.

Mùa hè này, Bais và các đồng nghiệp của ông sẽ tiến hành thử nghiệm sử dụng Pseudomonas chlororaphis EA105 trên cây lúa trồng ở trang trại của trường Đại học California, Davis. Ông cũng sẽ làm việc với người nông dân ở các bang trung tâm ở Ấn Độ.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 2018

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD