Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33464145
Vi tảo có khả năng đồng hóa NH3 từ chất thải nông sản

Viện Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Neiker – Tecnalia (Tây Ban Nha) đã khẳng định khả năng của vi tảo Chlamydomonas acidophila trong việc hấp thụ amoniac nitơ có trong nước thải được tạo ra trong quá trình xử lý chất thải hữu cơ từ khu vực nông nghiệp - thực phẩm. Loại tảo này có thể phát triển trong môi trường chất lỏng và đồng hóa amoni, ngăn ngừa khí này bị bay hơi ở dạng amoniac (NH3) và làm ô nhiễm bầu không khí.

Viện Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Neiker – Tecnalia (Tây Ban Nha) đã khẳng định khả năng của vi tảo Chlamydomonas acidophila trong việc hấp thụ amoniac nitơ có trong nước thải được tạo ra trong quá trình xử lý chất thải hữu cơ từ khu vực nông nghiệp - thực phẩm. Loại tảo này có thể phát triển trong môi trường chất lỏng và đồng hóa amoni, ngăn ngừa khí này bị bay hơi ở dạng amoniac (NH3) và làm ô nhiễm bầu không khí. Hơn nữa, sinh khối vi tảo thu được trong quá trình này có thể được sử dụng như một nguyên liệu để sản xuất khí sinh học hoặc được sử dụng như thức ăn gia súc, phân hữu cơ hoặc phân bón.

 

Quá trình phân hủy các chất thải nông nghiệp và chất thải thực phẩm trong điều kiện không có oxy tạo ra nước thải có hàm lượng nitơ amoniac cao từ 2 - 5 gram mỗi lít. Một lượng lớn các chất thải này được sản sinh ở các trang trại và các nhà máy khí sinh học. Do đó, việc tìm ra phương pháp phù hợp để quản lý lượng chất thải này và để ngăn ngừa tình trạng amoniac bị bay hơi và nhiễm vào nguồn nước ngầm và nước mặt là hết sức cần thiết.

Các nhà nghiên cứu Neiker - Tecnalia xác nhận vi tảo Chlamydomonas acidophila phát triển và tái tạo trong môi trường có chứa đến 50% chất lỏng tạo ra từ sự phân hủy của chất thải nông nghiệp và chất thải thực phẩm. Loại vi tảo này có ưu điểm là phát triển được trong môi trường có tính axit cao ( pH 2-3) và có khả năng chịu được nhiệt độ cao và sự hiện diện của kim loại nặng.

Ngoài ích lợi về mặt môi trường nhờ khả năng đồng hóa nitơ amoniac, loại vi tảo này có thể sản xuất lutein, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp trì hoãn sự suy giảm tế bào và mô và ngăn chặn quá trình oxy hóa. Lutein bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do tấn công và được sử dụng trong các phương pháp điều trị khác nhau. Việc sử dụng lutein giúp mắt sáng hơn, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và cũng tích lũy một lượng lớn sắc tố carotenoid hữu cơ, những điều này mang lại lợi ích thương mại cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Viện Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Neiker – Tecnalia hiện đang thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau nhằm xác định và đánh giá các chủng vi tảo có lợi ích thương mại và môi trường. Trong số các dự án đang được tiến hành, các nhà nghiên cứu tập trung tìm kiếm loại vi tảo giàu có lượng dầu lớn để sản xuất dầu diesel sinh học.

Vi tảo là một nhóm các vi sinh vật không đồng nhất phân bố trên tất cả các môi trường và có chung đặc tính là quang hợp. Những sinh vật này thực hiện một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu do chúng có khả năng cố định khoảng 50% lượng các-bon của hành tinh. Thông qua quang hợp, vi tảo sử dụng năng lượng mặt trời để lưu giữ khí các-bon đi-ô-xit và biến nó thành các-bon hữu cơ.

Nhờ đặc tính đa dạng sinh học phong phú, vi tảo là một trong những nguồn sản phẩm và các ứng dụng mới hứa hẹn nhất. Hiện vi tảo là nguồn gốc tạo nên một lượng lớn các hợp chất và phân tử sinh học và có giá trị thương mại cao với các ứng dụng như trên phạm vi rộng như thực phẩm, dinh dưỡng, hóa chất, y học, sinh học, mỹ phẩm và năng lượng sinh học.

Lê Hồng Vân - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1090

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD