Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33463492
Vũ khí mới chống lại bệnh lở mồm long móng cho gia súc

Prô-tê-in được gọi là interferon là loại prô-tê-in do tế bào cơ thể sinh ra khi bị vi-rút tấn công, nhằm ngăn không cho vi-rút phát triển, là một trong những vũ khí mới nhất mà các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang sử dụng để chống lại căn bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.

Prô-tê-in được gọi là interferon là loại prô-tê-in do tế bào cơ thể sinh ra khi bị vi-rút tấn công, nhằm ngăn không cho vi-rút phát triển, là một trong những vũ khí mới nhất mà các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang sử dụng để chống lại căn bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.

 

Các prô-tê-in này tiêu diệt hoặc ngăn chặn vi-rút phát triển và sinh sôi.

Các nhà khoa học đã hợp tác với Đơn vị Nghiên cứu Bệnh động vật trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) tại Trung tâm Bệnh động vật Đảo Plum ở Orient Point, Niu Oóc, đã chứng minh được rằng các interferon có thể được sử dụng để bảo vệ vật nuôi ngay lập tức không bị nhiễm bệnh LMLM. Vũ khí bảo vệ nhanh chóng này sẽ cho vắc-xin thời gian để tạo ra phản ứng miễn dịch cần thiết của vật nuôi để chống lại căn bệnh này.

Interferon bao gồm ba nhóm – loại I (alpha-beta), loại II (gamma), và loại III (lambda). Marvin Grubman – nhà hóa học đã nghỉ hưu phát hiện ra rằng loại I có khả năng kiểm soát hiện tượng lây nhiễm vi-rút lở mồm long móng rất hiệu quả. Những con lợn được tiêm một véc-tơ vi-rút có chứa các gien mã hóa cho interferon loại I dành cho lợn và được thử thách với vi-rút lở mồm long móng đã được bảo vệ trong năm ngày.

Grubman đã kết hợp loại I và II trong một hệ thống phân phối vắc-xin chống vi-rút, hệ thống này nhanh chóng ngăn chặn vi-rút gây bệnh này ở lợn. Kết hợp với một loại vắc-xin, công nghệ được cấp bằng sáng chế này cung cấp một sự bảo vệ toàn diện từ ngày thứ nhất cho đến khi phản ứng miễn dịch vắc-xin được bung ra trong bảy ngày sau đó.

Các phương pháp này đang hoạt động tốt ở lợn, nhưng không phải ở tất cả các gia súc. Tuy nhiên, nhà vi sinh vật học của ARS là Teresa de los Santos, nhà sinh vật học James Zhu và Grubman đã xác định được một loại interferon III nhanh chóng bảo vệ gia súc chống lại vi-rút LMLM ngay một ngày sau khi chủng ngừa. Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, bệnh đã giảm đáng kể ở những con vật bị phơi nhiễm vi-rút lở mồm long móng sau khi đã được điều trị trước đó bằng loại interferon III dành cho bò, so với nhóm đối chứng không được nhận liệu pháp điều trị nào.

Trong các thử nghiệm khác, điều trị bằng interferon loại III được phát hiện thấy có hiệu quả bảo vệ cao hơn ở những bò bị phơi nhiễm bệnh LMLM một cách tự nhiên, de los Santos cho biết.

ARS là cơ quan nghiên cứu khoa học của USDA, và nghiên cứu này hỗ trợ cho các ưu tiên của USDA trong việc thúc đẩy an ninh lương thực quốc tế.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 10 năm 2013.
 
K.P. - Mard, Theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 949

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD