Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  34088253
Vùng đất ngập nước ven biển có khả năng lưu trữ cacbon tuyệt vời

Trong nỗ lực giảm thiểu mức độ cacbon đioxit trong khí quyển toàn cầu, tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn - trong đó có lựa chọn giúp đỡ từ thiên nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển còn khỏe mạnh và nguyên vẹn như rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và cánh đồng cỏ biển đặc biệt tốt trong việc thu hút cacbon đioxit từ không khí và lưu trữ nó trong hàng trăm đến hàng ngàn năm.

Phân tích mới ủng hộ ý kiến cho rằng, rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và các cánh đồng bãi cỏ là những “chiếc đệm” bảo vệ khí hậu hiệu quả.
 
Coastal wetlands excel at.jpg 
Các vùng đầm lầy như vùng đầm lầy này ở Khu bảo Tồn Cửa Sông Quốc Gia Vịnh Waquoit ở East Falmouth, Massachusetts, Mỹ thu giữ và lưu trữ một lượng lớn cacbon đioxit từ không khí mỗi năm. Ảnh: Ariana Sutton-Grier

Trong nỗ lực giảm thiểu mức độ cacbon đioxit trong khí quyển toàn cầu, tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn - trong đó có lựa chọn giúp đỡ từ thiên nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển còn khỏe mạnh và nguyên vẹn như rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và cánh đồng cỏ biển đặc biệt tốt trong việc thu hút cacbon đioxit từ không khí và lưu trữ nó trong hàng trăm đến hàng ngàn năm.

Các nhà hoạch định chính sách rất muốn biết, các hệ thống biển khác - chẳng hạn như các rạn san hô, rừng tảo bẹ, thực vật phù du và cá - có thể giảm thiểu tác động khí hậu hay không. Một phân tích mới cho thấy rằng, trong khi các vùng đất ngập nước ven biển có chức năng như các hồ lưu trữ "cacbon xanh" hiệu quả cho cacbon đioxit, thì các hệ sinh thái biển khác không lưu trữ cacbon được trong thời gian dài như vậy.

Bài nghiên cứu cũng lưu ý rằng vùng đất ngập nước ven biển có thể giúp bảo vệ các cộng đồng ven biển trước bão và xói mòn. Vùng đất ngập nước ven biển dễ dàng cho các chính phủ quản lý hơn so với các hệ sinh thái nằm trong vùng biển quốc tế, tiếp tục bổ sung thêm các giá trị chiến lược của vùng đất ngập nước ven biển trong cuộc chiến lại biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu tích hợp các dữ liệu trước đó về một loạt các hệ sinh thái biển và ven biển để xác định hệ thống phù hợp nhất để giảm thiểu tác động khí hậu. Để thực hiện đánh giá này, Sutton-Grier và các đồng nghiệp đã đánh giá mức độ hiệu quả của từng hệ sinh thái trong việc thu giữ cacbon đioxit - ví dụ như, của thực vật bằng nhánh cây và lá cây- và thời gian cacbon được lưu trữ, trong mô thực vật hoặc trong đất.

Vùng đất ngập nước ven biển vượt trội hơn so với các hệ thống biển khác trong gần như tất cả mọi chỉ số. Ví dụ như, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, chỉ tính riêng các khu rừng ngập mặn đã thu hút và lưu trữ đến 34 triệu tấn cacbon mỗi năm, tương đương với cacbon thải ra từ 26 triệu chiếc xe chở khách một năm. Con số này cho đầm lầy thủy triều và bãi cỏ khác nhau, bởi vì các hệ sinh thái này chưa được lập bản đồ tốt trên toàn cầu, nhưng tổng số cho mỗi hệ sinh thái có thể vượt 80 triệu tấn mỗi năm.

Tổng công, các vùng đất ngập nước ven biển có thể thu hút và lưu trữ hơn 200 tấn cacbon mỗi năm trên toàn cầu. Quan trọng là, các hệ sinh thái này lưu trữ từ 50-90 phần trăm cacbon này trong đất, nơi nó có thể ở lại trong hàng nghìn năm nếu không bị xáo trộn.

Mục tiêu của nghiên cứu là để giúp thông báo cho các nhà quản lý tài nguyên và các nhà hoạch định chính sách cần phải tập trung nguồn lực hạn chế của họ để có được ảnh hưởng lớn nhất trong giảm thiểu khí hậu. Các phân tích mới thừa nhận rằng, các hệ sinh thái khác, chẳng hạn như các rạn san hô và rừng tảo bẹ, cung cấp khả năng phòng chống bão và xói mòn giá trị, các cơ hội giải trí và môi trường sống cho cá, và do đó đáng được bảo vệ. Nhưng khả năng lưu trữ cacbon của chúng trong dài hạn thì hạn chế.

Các nhà nghiên cứu cũng thường tìm hiểu chức năng bể chứa cacbon của rừng trên cạn. Nhưng hầu hết các khu rừng này không lưu trữ một lượng cacbon đáng kể trong đất. Như vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng các môi trường sống "cacbon xanh" ven biển có thể là các hồ chứa sinh học hiệu quả nhất và duy nhất cho cacbon được lưu trữ trên trái đất.

Patrick Megonigal, phó giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Smithsonian, người không tham gia trực tiếp vào nghiên cứu này, nhận xét: "Phân tích này đã có một bước tiến lớn khi giải thích được tại sao các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển lại đặc biệt hấp dẫn đối với việc quản lý dựa trên cacbon".

Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1189

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD