Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  40
 Số lượt truy cập :  34073414
Xác định được nguyên nhân gây bệnh về rễ ở cây cải ngựa

Khoảng 55% lượng cây cải ngựa (ở Việt Nam còn gọi là cây chùm ngây) ở Mỹ được trồng ở Collinsville, Illinois. Loại cây trồng có chất lượng cao này được châu Âu nhập khẩu làm món ăn hảo hạng cho người sành ăn. Tuy nhiên, nông dân trồng cây cải ngựa ở Mỹ đã phải hứng chịu tình trạng giảm năng suất đáng kể do bệnh bạc màu và thối rễ ở loài cây này.

Khoảng 55% lượng cây cải ngựa (ở Việt Nam còn gọi là cây chùm ngây) ở Mỹ được trồng ở Collinsville, Illinois. Loại cây trồng có chất lượng cao này được châu Âu nhập khẩu làm món ăn hảo hạng cho người sành ăn. Tuy nhiên, nông dân trồng cây cải ngựa ở Mỹ đã phải hứng chịu tình trạng giảm năng suất đáng kể do bệnh bạc màu và thối rễ ở loài cây này.

 

Khi rễ cây cải ngựa bị bạc màu, cây đó sẽ không sử dụng được. Các nhà khoa học nông nghiệp Mỹ đã xem xét các vi khuẩn và nấm khác nhau trong hơn 30 năm qua, cố gắng xác định các tác nhân gây ra bệnh. Trong những năm 1980, họ đã cô lập một loại nấm gọi là Verticillium dahlia có liên quan đến bệnh trên cây cải ngựa tại nhiều địa phương ở Mỹ.
 
Tuy nhiên, nhà khoa học nông nghiệp Babadoost không tin rằng loại nấm này gây nên tất cả các thiệt hại ở các vùng trồng cây cải ngựa. Năm 2004, ông và nhóm nghiên cứu của mình đã xác định rằng sự đổi màu của rễ cây cải ngựa là một bệnh phức tạp do ít nhất ba loại nấm gây nên là nấm Verticillium dahlia, Verticillium longisporum, và Fusarium solani. Tuy nhiên, ông đã nhìn thấy rất nhiều bộ rễ bị thối không do các tác nhân gây bệnh được xác định gây nên.

Ông và nhà nghiên cứu JunMyoung Yu đã tiến hành phân lập nấm từ rễ cây cải ngựa ở Illinois và Wisconsin. Họ đã chọn 11 mẫu phân lập mà họ xác định ban đầu là Fusarium oxysporum. Sau khi phân tích sâu hơn, họ đã tìm thấy rằng 6 trong số 11 mẫu này là Fusarium commune, một loại nấm đã được xác định vào năm 2003. Để so sánh khả năng gây bệnh của hai loại nấm này, họ tiêm vào rễ các cây cải ngựa không mắc bệnh với một trong hai loại nấm F. commune hoặc F. oxysporum và theo dõi tình trạng rễ. Họ phát hiện ra rằng cây được được tiêm nấm F. oxysporum bị mắc bệnh bạc màu rễ. Tuy nhiên, chủng nấm F. commune gây nên sự bạc màu nhiều hơn và 83% số cây này mắc bệnh thối rễ 4 tháng sau khi bị tiêm nấm gây bệnh. Đây là lần đầu tiên F. commune được xác định liên quan đến bệnh trên cây cải ngựa.

Tuy tác nhân gây bệnh đã được xác định, vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù rễ cây bị bệnh có thể được đào lên, rửa sạch và trồng lại, quá trình này đòi hỏi nhiều nhân công và các cây trồng vẫn còn nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh vẫn còn trong đất. Ông Babadoost khuyến cáo người trồng sử dụng một quy trình quản lý tổng hợp (IPM) tiếp cận dịch hại tổng hợp. Rễ bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trong nước nóng và trồng lại. Các thuốc kiểm soát sinh học hoặc thuốc trừ nấm có thể được sử dụng để bảo vệ rễ khỏi bị nhiễm bệnh trong 12 tuần. Nếu hai kỹ thuật này được kết hợp, sản lượng rễ cây cải ngựa sẽ không bị suy giảm nhiều.

NMT - Mard, Theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 1613

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD