Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  53
 Số lượt truy cập :  34077962
Xác định nấm Fusarium Moniliforme trên lúa trồng tại ĐBSCL và đánh giá biện pháp xử lý hạt giống trong hạn chế bệnh lúa Von

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Tồng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm mô tả tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho sự nhận biết và đánh giá mức độ bệnh lúa von trên đồng ruộng và biện pháp kiểm soát bệnh qua xử lý hạt.

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Tồng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm mô tả tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho sự nhận biết và đánh giá mức độ bệnh lúa von trên đồng ruộng và biện pháp kiểm soát bệnh qua xử lý hạt.

 

 

Bệnh lúa von được ghi nhận là một trong những bệnh nguy hiểm trên cây lúa trồng tại đồng bằng sông Cửu Long với ba triệu chứng như cao vóng, thấp lùn và chết sớm. Triệu chứng bệnh liên quan đến đặc điểm hình thái của các mẫu nấm phân lập nhưng không liên quan đến lượng GA3 hình thành trong môi trường nuôi cấy. Bệnh xuất hiện ở cây lúa từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch, triệu chứng điển hình là cây phát triển cao vọt, lá tò màu xanh lục sang xanh nhạt rồi vàng rạch cua. Long thân cây bệnh phát triển dài ra, thường mọc nhiều rễ phụ ở đốt và có thể xuất hiện lớp phấn trắng phớt hồng bao quanh đốt thân và vị trí xung quanh đốt thân, thông thường cây lúa bị bệnh lúa von sẽ chết trước khi trỗ. Tác nhân gây bệnh đã được xác nhận, tuy nhiên nguyên nhân bùng phát và suy giảm mức độ bệnh trên đồng ruộng vẫn chưa được nghiên cứu.

 

Kết quả cho thấy, ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh lúa von có ba triệu chứng khác biệt, cây lúa cao vóng, thấp lùn, và chết sớm. Triệu chứng bệnh liên quan đến đặc điểm hình thái của các mẫu Fusarium phân lập và không liên quan đến lượng GA3 tạo ra trong môi trường nuôi cấy. Trên đồng ruộng đã xác định sự hiện diện cấu trúc hữu tính của F. moniliforme, vì vậy Gibberella fujikuroi được đề nghị là tên gọi của tác nhân gây bệnh lúa von tại Việt Nam.

 

Biện pháp xử lý hạt lúa giống trước khi sạ bằng các thuốc hóa học có hoạt chất Metiram complex, Tebuconazol, Ipconazol, và bằng nước muối 15% ừong 30 phút giúp tăng súc nảy mầm của hạt, giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh, tăng số hạt chắc/bông. Biện pháp xử lý hạt với nước muối 15% cần được khuyến cáo sử dụng nhằm giảm chi phí đầu tư, hạn chế dùng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm nguồn nước do xử lý hạt.

 

ttncac - Canthostnews, Theo Tạp chí NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 3642

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD