Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  32983911
Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh loét thân xì mủ trên cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.)

Cây mít là cây ăn trái quan trọng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Hiện nay, giống mít Siêu Sớm đang được nông dân chú trọng phát triển do cho trái sớm, dễ trồng, phẩm chất và năng suất cao cũng như có lợi nhuận cao. Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích hơn 6.000 ha. Tuy nhiên, do quy mô diện tích và mức độ trồng tập trung thâm canh cao cùng một số yếu tố khác đã dẫn đến dịch bệnh gây hại ngày càng tăng.

Hứa Thanh Hải(1), Nguyễn Huỳnh Cao Quí(1), Đoàn Thị Kiều Tiên(1), Lê Thanh Toàn(1), Mai Văn Trị(2), Nguyễn Thị Thu Nga(1)

 

Cây mít là cây ăn trái quan trọng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Hiện nay, giống mít Siêu Sớm đang được nông dân chú trọng phát triển do cho trái sớm, dễ trồng, phẩm chất và năng suất cao cũng như có lợi nhuận cao. Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích hơn 6.000 ha. Tuy nhiên, do quy mô diện tích và mức độ trồng tập trung thâm canh cao cùng một số yếu tố khác đã dẫn đến dịch bệnh gây hại ngày càng tăng. Từ năm 2017, bệnh loét thân xì mủ (gọi theo triệu chứng bệnh) được ghi nhận ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), ngày càng nghiêm trọng và trở thành yếu tố giới hạn sản xuất mít. Bệnh thường tấn công trên những cây từ 2 năm tuổi (Báo điện tử Tiền Giang, 2018). Triệu chứng được thấy khi những giọt nhựa cây (mủ) màu trắng tiết ra từ vết loét trên vỏ thân, khi lớp vỏ được cạo đi có thể thấy những vệt hóa nâu chạy dọc theo mạch dẫn, mở rộng dần. Có thể có vết nứt dọc thân và có mùi thối. Lá phần phía trên vết bệnh vàng và rụng sớm; lá mới mọc thay thế thường nhỏ và phát triển kém; phần ngọn trụi lá khô dần và có thể chết. Ở Thái Lan, một bệnh trên mít có triệu chứng tương tự được gọi là loét (canker) hay chết ngược/ngọn (die-back) gây ra bởi vi khuẩn Erwinia nigrifluens (Chuenchitt và Wismitanant, 1996). Sau đó, bệnh chết ngược trên mít được ghi nhận và được báo cáo có liên quan đến hai loài vi khuẩn là E. carotovora và E. nigrifluens (Vareket et al., 2005). Gần đây Lê Thanh Toàn và ctv. (2019) dùng phương pháp giải trình tự và phương pháp phân tích đặc điểm sinh hóa đã xác định bệnh loét thân xì mủ trên mít ở Hậu Giang là do vi khuẩn E. carotovora gây ra. Nghiên cứu này nhằm xác định tác nhân gây bệnh loét thân xì mủ trên mít Siêu Sớm tại tỉnh Tiền Giang bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo theo quy trình Koch, phân tích đặc điểm sinh hóa kết hợp với giải trình tự gen nhằm cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu phòng trừ bệnh trong tương lai.

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ

2 Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ, Viện Cây ăn quả miền Nam

 

Trích Kỷ yếu Hội thảo Bệnh Hại Thực Vật Việt Nam 2020.

Trở lại      In      Số lần xem: 862

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD