Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33464266
Xác định tính vi khuẩn nội sinh trong cây mía trồng ở tỉnh Bến Tre và Long An

Đường là sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người và cả trong chăn nuôi gia súc. Song song với việc tăng dân số của thế giới và sự mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn, nhu cầu về đường cũng tăng lên rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó sản lượng đường trên thế giới cũng tăng theo. Tuy nhiên lượng đường vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Đường là sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người và cả trong chăn nuôi gia súc. Song song với việc tăng dân số của thế giới và sự mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn, nhu cầu về đường cũng tăng lên rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó sản lượng đường trên thế giới cũng tăng theo. Tuy nhiên lượng đường vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Với tham vọng tăng năng suất mía song song với việc giảm lượng phân đạm phải sử dụng, các nhà khoa học đã vào cuộc với mục đích tìm ra một loài vi khuẩn sống cộng sinh với cây mía có khả năng cố định đạm sinh học từ nitơ tự do trong không khí.

Hai mươi tám dòng vi khuẩn đã được phân lập từ các mẫu rễ, thân mía thu được tại các tỉnh Bến Tre và Long An. Hầu hết các dòng vi khuẩn đều có hình dạng que ngắn và có khả năng chuyển động. Khuẩn lạc có dạng hình tròn, màu vàng, bìa khuẩn lạc nguyên đều, khuẩn lạc có độ nổi mô cao, kích thước 1-3,4 mm.

Bằng phép thử sinh hóa đã xác định được 15/28 dòng vi khuẩn có mang các đặc tính tốt (cố định đạm, hòa tan lân và tổng họp IAA). Tuy nhiên, chỉ nhận diện được mười dòng vi khuẩn nội sinh bằng kỹ thuật PCR đoạn 16S rARN, những dòng vi khuẩn nội sinh này được chọn để giải trình tự và được so sánh với dữ liệu ngân hàng gien của NCBI bằng phần mềm BLAST N. Kết quả cho thấy trong tất cả 10 dòng phân lập đuọc có tỉ lệ tương đồng 98-100% với các loài thuộc chi Bacillus. Phân tích cây di truyền dựa trên trình tự đoạn 16S rARN bằng phưong pháp Neighbor-joining bời phần mềm MEGA 5.1 cho thấy mối quan hệ di truyền gần gũi giữa các dòng MC9 và dòng MC10; giữa dòng HL6A và dòng BL3. Bốn dòng vi khuẩn nội sinh Bacillus subtilis BL3, Bacillus tequilensis MC9, Bacillus cereus MC10, Bacillus amyloliquefaciens HL6A có đặc tính tốt, sẽ đuợc sử dụng để sản xuất phân sinh học.

Sau nhiều khi áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, đã phân lập được 28 dòng vi khuẩn từ các mẫu rễ, thân cây mía; những dòng vi khuẩn này có đặc điểm que ngắn, chuyển động. Hầu hết các khuẩn lạc có màu vàng, bìa nguyên, độ nổi mô, kích thước 1-3,5 mm.

Có 15/28 dòng vi khuẩn có những các đặc tính tốt trong đó dòng MC2 có khả năng tổng hợp amoni cao nhất, dòng BL3 có khả năng hòa tan lân cao nhất và dòng MC11 có khả năng tổng hợp IAA cao nhất.

Cây phả hệ di truyền đã xác định được mối quan hệ gần gũi của dòng MC9 với dòng Bacillus tequilensis HQ831414.1 có ti lệ đồng hình là 98%; dòng MC10 với dòng Bacillus cereus JX847620.1 (100%); dòng HL6A với dòng Bacillus amyloliquefaciens JQ660631.1 (99%), dòng BL3 với dòng Bacillus subtilis GQ861469.1 (99%).

ntbtra - Canthostnews, Theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1857

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD