Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34088932
Xuất khẩu gạo: Năm mới, triển vọng mới

Như dự báo từ trước đó, năm 2016 qua đi với rất nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam còn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, năm mới 2017 sẽ mở ra nhiều triển vọng mới.

Như dự báo từ trước đó, năm 2016 qua đi với rất nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam còn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, năm mới 2017 sẽ mở ra nhiều triển vọng mới.

Năm 2017, xuất khẩu gạo dự báo sẽ tăng nhưng ít có khả năng đạt được mức như những năm trước. (Ảnh: Internet)

Bức tranh ảm đạm toàn cầu

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt gần 4,9 triệu tấn với trị giá 2,2 tỉ USD, giảm 26% về khối lượng và giảm 21% về giá trị so với năm 2015.

 

Không riêng Việt Nam, từ tháng 10/2016, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã nhận định trước sự sụt giảm của mặt hàng này. Do đó, FAO cắt giảm dự báo giao dịch gạo toàn cầu giảm xuống 1,1 triệu tấn còn 42 triệu tấn tương đương giảm 6%.

 

Nguyên nhân được FAO cho là do sản lượng sụt giảm và giao hàng ở khu vực châu Á giảm so với dự báo trước đó, chủ yếu do nguồn cung sẵn có và chính sách hạn chế nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu. Điển hình là Bangladesh, Trung Quốc, Philippines, Iran đã có kế hoạch giảm nhập khẩu.

 

Cụ thể, đối với nước cung cấp, Việt Nam được dự báo là chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2016, các đơn hàng sụt giảm do nguồn cung giảm và nhu cầu thấp từ các thị trường chính.

 

Trong khi đó, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cũng dự báo giao dịch gạo toàn cầu thấp hơn so với tất cả các dự báo trước đó. Ba nước cung cấp gạo chính vẫn là Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm, nên nguồn dự trữ gạo của Ấn Độ tăng lên.

 

Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng không quá sáng sủa, các đơn hàng không như kì vọng ban đầu.

 

Vì vậy, xuất khẩu Việt Nam rõ ràng gặp rất nhiều khó khăn và ít khả năng có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan.

 

Đối với nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất dù xu hướng giảm năm 2016. Với thị trường Phillipines, nhập khẩu đã giảm một nửa trong năm 2016.

 

Bangladesh cũng cắt giảm nhập khẩu đáng kể trong năm 2016 do sản xuất trong nước tốt hơn. Một số nước khác như Nigeria, Indonesia và Iran cũng cắt giảm nhập khẩu trong năm 2016.

Triển vọng mới

Nhìn nhận về “bức tranh” xuất khẩu của hạt gạo năm 2017, các chuyên gia cho rằng, sẽ có những gam màu sáng trở lại.

 

Cụ thể, nhu cầu của thị trường Trung Quốc, Philippines và Bangladesh cho năm 2017 đều được dự báo sẽ tăng trở lại bởi những nguyên nhân về thời tiết xấu có thể sẽ khiến sản lượng gạo trong nước của các quốc gia này sụt giảm, dẫn tới tăng lượng nhập khẩu.

 

Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin  (Bộ Công Thương) dự báo sang năm 2017 tình hình sẽ khả quan hơn nhiều.

 

Nguyên nhân thương mại gạo được dự báo sẽ tăng lên là do nhu cầu cao từ châu Á và Trung Đông. Ấn Độ dự kiến sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới dù xuất khẩu gạo basmati chịu sự cạnh tranh gay gắt, xuất khẩu của Thái Lan sẽ hồi phục .

 

Xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được dự báo tăng nhưng ít có khả năng đạt được mức như những năm trước.

 

Được biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm trước đều có kết quả khá tích cực, năm 2012 đạt kỷ lục trên 7 triệu tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo từ 2013 đến nay có xu hướng giảm và giảm mạnh nhất trong năm 2016.

T.H - enternews

Trở lại      In      Số lần xem: 742

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD