Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  34078391
Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 2 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều liên tục sụt giảm trong suốt bốn tháng gần đây, tháng 2 giảm tiếp 27,8% so với tháng 1, đạt 80,92 triệu USD; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014, kim ngạch vẫn tăng 16,08% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 191,83 triệu USD. Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, tháng 2 xuất khẩu sang Hoa Kỳ tuy sụt giảm 27,31% so với tháng 1 nhưng tính cả 2 tháng đầu năm thì xuất sang thị trường này vẫn tăng 16,08% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2013, đạt 50,54 triệu USD, chiếm 26,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều liên tục sụt giảm trong suốt bốn tháng gần đây, tháng 2 giảm tiếp 27,8% so với tháng 1, đạt 80,92 triệu USD; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014, kim ngạch vẫn tăng 16,08% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 191,83 triệu USD.

 

Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, tháng 2 xuất khẩu sang Hoa Kỳ tuy sụt giảm 27,31% so với tháng 1 nhưng tính cả 2 tháng đầu năm thì xuất sang thị trường này vẫn tăng 16,08% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2013, đạt 50,54 triệu USD, chiếm 26,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

 

Trung Quốc vẫn duy trì là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 2 cũng bị sụt giảm 24,6% so với tháng đầu năm, cộng chung cả 2 tháng đầu năm, kim ngạch giảm 7,21% so cùng kỳ, đạt 39,28 triệu USD, chiếm 20,48% tổng kim ngạch.

 

Tiếp đến 2 thị trường cũng đạt kim ngạch trên 10 triệu USD trong 2 tháng đó là Hà Lan và Australia với kim ngạch lần lượt là 18,51 triệu USD, tăng 0,59% và 12,17 triệu USD, tăng 14,78% so cùng kỳ.

 

Trong tháng 2 xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm kim ngạch so với tháng đầu năm, nhưng tính chung cả 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch vẫn tăng trưởng dương ở phần lớn các thị trường; trong đó rất nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng trên 100% về kim ngạch so với cùng kỳ như: Anh (tăng 142,3%, đạt 8,52 triệu USD); Pháp (tăng 194,45%, đạt 3,75 triệu USD); Italia (tăng 101,05%, đạt 2,91 triệu USD); Tây Ban Nha (tăng 202,57%, đạt 1,84 triệu USD); Bỉ (tăng 128,68%, đạt 1 triệu USD); Hy Lạp (tăng 165%, đạt 0,61 triệu USD). Ngược lại, xuất khẩu sang Pakistan và Ấn Độ sụt giảm mạnh so cùng kỳ, với mức giảm tương ứng 72,45 và 91,71%.

 

Số liệu Hải quan về xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T2/2014

 

2T/2014

T2/2014 so với T1/2014(%)

2T/2014 so cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

80.924.511

191.825.866

-27,80

+16,08

Hoa Kỳ

21.318.771

50.535.671

-27,31

+37,16

Trung quốc

17.069.580

39.280.742

-24,60

-7,21

Hà Lan

7.583.003

18.507.001

-31,28

+0,59

Australia

4.762.671

12.173.875

-37,69

+14,78

Anh

4.231.323

8.519.248

-1,32

+142,30

Canada

3.189.443

8.204.132

-36,60

+37,62

Nga

3.015.644

7.964.204

-40,10

+4,45

Thái Lan

2.864.054

6.864.976

-28,42

+60,47

Pháp

2.172.902

3.754.559

+37,38

+194,45

Italia

1.653.676

2.912.943

+31,32

+101,05

Hồng Kông

699.051

2.774.471

-66,32

-1,95

Đức

1.006.600

2.219.689

-17,02

-28,48

New Zealand

1.183.727

2.067.576

+33,93

+72,28

Tây Ban Nha

908.885

1.835.855

-1,95

+202,57

Đài Loan

507.264

1.825.351

-61,52

+11,59

Singapore

943.074

1.648.065

+33,77

-26,79

Nhật Bản

576.969

1.582.933

-42,65

+53,99

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

356.028

1.222.616

-61,09

-32,10

Israel

432.700

1.203.285

-43,85

+48,24

Nam Phi

424.832

1.096.062

-45,50

+54,83

Ucraina

461.861

1.018.679

-17,05

-10,70

Bỉ

660.996

1.002.096

+93,78

+128,68

Philippines

240.963

723.181

-50,03

+13,47

Hy Lạp

278.378

611.537

-16,44

+165,02

Nauy

226.800

578.543

-35,52

-40,29

Ấn Độ

197.736

384.895

+5,65

-91,71

Pakistan

0

83.000

*

-72,45

Malaysia

0

49.350

*

*

 

Vinacas cho biết, hiện nay, do thị trường Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua lượng điều rang muối, trong khi niên vụ điều mới bắt đầu thu hoạch, nên giá thu mua điều nguyên liệu tăng cao. Hiện mức giá thu mua hạt điều tại vườn của các doanh nghiệp tại Bình Phước là khoảng 26.000-26.500 đồng/kg, còn tại Đồng Nai là khoảng 25.000 đồng/kg.

 

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh điều thì mức giá này vẫn còn ở mức cao, tuy nhiên theo nhận định của Vinacas, hầu hết các doanh nghiệp điều đều chờ vào mùa vụ chính trong hơn 1 tháng nữa, thì mới bắt đầu đẩy mạnh hoạt động thu mua, khi đó, giá cả sẽ ổn định.

 

Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), kim ngạch xuất khẩu điều sẽ đạt khoảng 1,8 tỷ USD (so với 1,66 tỷ USD của năm 2013).

 

Năm 2014, Vinacas đề ra mục tiêu doanh nghiệp sẽ thu mua 100% nguyên liệu sản xuất trong nước, tương ứng 350.000 tấn điều thô và nhập khẩu 650.000 tấn điều thô từ Tây Phi, Đông Phi, Đông Nam Á. Xuất khẩu điều dự báo đạt 180.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD, cộng thêm các mặt hàng dầu vỏ hạt điều và sản phẩm chế biến sâu thì giá trị đạt khoảng 2,2 tỷ USD.

 

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas đánh giá, năm 2014 nông sản xuất khẩu như điều tiếp tục đối mặt với một số rào cản kỹ thuật thương mại của các quốc gia nhập khẩu lớn như Luật sửa đổi bổ sung các quy định an toàn thực phẩm (FSMA) của Cục An toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA)…

 

Trước những dự báo này, ông Thanh đề xuất doanh nghiệp nên tập trung thu mua hết nguyên liệu trong nước từ nay đến tháng Tư, còn nhập khẩu thì nên tính toán mức giá bằng năm trước, hoặc tăng vài phần trăm so với năm 2013.

 

Theo ông Thanh, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên phân loại hàng, nếu sản phẩm có nguyên liệu trong nước thì nên chào bán giá tốt hơn so với sản phẩm có nguyên liệu từ nhập khẩu. Rút kinh nghiệm từ những năm qua, nhất là việc mua bán điều thô trong nước chưa hiệu quả trong năm 2013, các doanh nghiệp điều sẽ có bước đi thân trọng trong năm nay. Vì thế, những sự việc như tranh mua, tranh bán có thể không diễn ra như các năm trước đây, thị trường điều thô sẽ ổn định hơn, những vấn đề trong kinh doanh như gian lận thương mại sẽ giảm, giá cả tính toán trên cơ sở hiệu quả cho nhà chế biến xuất khẩu.

 

Về lâu dài, để ngành điều phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu giống thì cần có những chính sách cho chế biến, Vinacas kiến nghị nhà nước cần sắp xếp lại các cơ sở chế biến điều theo hướng giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ mà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến và đầu mối xuất nhập khẩu lớn, có trang bị và công nghệ hiện đại.

 

Mặt khác, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến sâu, sản phẩm phụ (như dầu vỏ hạt điều, sản phẩm từ trái điều...) đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

 

Thủy Chung - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1252

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD