Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  34085640
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 9 tháng đầu năm giảm mạnh

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2016 sụt giảm mạnh 15% về lượng và 27,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước (đạt 2,76 triệu tấn, tương đương 749,2 triệu USD).

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2016 sụt giảm mạnh 15% về lượng và 27,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước (đạt 2,76 triệu tấn, tương đương 749,2 triệu USD).

 

Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu nhóm hàng này của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 87% thị phần, đạt 2,4 triệu tấn, tương đương 642,2 triệu USD (giảm 18,4% về khối lượng và giảm 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

 

Ngoài ra, nhóm sản phẩm này còn xuất khẩu sang Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Malaysia và Đài Loan nhưng khối lượng nhỏ.

 

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn đã giảm mạnh từ đầu năm tới nay, một trong những nguyên nhân chính là do Trung Quốc giảm mua theo đường tiểu ngạch. Trung Quốc chuyển sang nhập khấu sắn của Thái Lan.

 

Các chuyên gia cho rằng, phía Trung Quốc đã chuyển sang nhập khẩu sắn chính ngạch, thay vì nhập tiểu ngạch như trước đây. Mấy tháng nay, cửa khẩu biên giới ở Lạng Sơn đóng hết, không cho sắn qua, hiện nay chỉ duy nhất xuất qua cửa khẩu Móng Cái. Như vậy lượng sắn xuất khẩu tiểu ngạch gần như đóng; hơn nữa kinh tế của Trung Quốc suy giảm và đồng nhân dân tệ giảm mạnh so với đô la Mỹ, cũng khiến việc xuất khẩu sắn sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.

 

Đối với thị trường Hàn Quốc, những tháng đầu năm phía Hàn Quốc dừng nhập khẩu sắn của Việt Nam, vì họ cho rằng sản phẩm sắn lát của Việt Nam có nhiễm chì. Hiệp hội Sắn cùng đại diện Bộ NN&PTNT đã làm việc với cơ quan chức năng phía Hàn Quốc, để kiểm tra toàn bộ quy trình từ trồng, chế biến sắn tại Bình Định và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và chứng minh rằng tất cả các quy trình đều không bị nhiễm chì. Tuy nhiên từ tháng 3 tới nay phía Hàn Quốc vẫn có hàng rào kỹ thuật để cản sắn Việt Nam sang nước họ.

 

Theo Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ NNPTNT, các doanh nghiệp nên cố gắng xuất khẩu sắn theo con đường chính ngạch, vừa bảo đảm về mặt hợp đồng và giảm thiểu rủi ro phát sinh khi xuất tiểu ngạch sang nước họ. Theo chỉ đạo của Bộ NNPTNT, không chỉ 8 mặt hàng được quyền xuất khẩu chính ngạch, Cục BVTV cũng đang đàm phán với Trung Quốc để tất cả các mặt hàng nông sản còn lại chuyển sang xuất khẩu chính ngạch hết.

 

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 9 tháng năm 2016

Thị trường

9T/2016

+/- (%) 9T/2016 so với cùng kỳ

Tổng cộng

2.761.921

749.231.324

-15,04

-27,31

Sắn

1.276.826

224.379.361

-23,06

-39,97

Trung Quốc

2.408.053

642.220.239

-18,39

-30,19

Hàn Quốc

82.365

19.946.915

+21,94

+14,03

Philippines

34.749

12.676.972

-15,01

-27,95

Nhật Bản

62.812

12.068.906

+24,87

-19,65

Malaysia

30.783

10.863.957

+31,21

+9,71

Đài Loan

28.529

10.616.341

-3,83

-14,18

 

Thủy Chung - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 656

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD