Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  35
 Số lượt truy cập :  33275857
Cà phê: Những điều tai không muốn nghe
Thứ ba, 09-07-2013 | 08:19:10

Giá sàn kỳ hạn robusta vượt lên lại, qua mức 1.800 đô la/tấn, nhưng chưa ai dám khẳng định đợt tăng giá tuần qua là vững bền và lâu dài. Có quá nhiều yếu tố đáng lo cho giá kỳ hạn, để rồi kéo theo hậu quả bất an cho giá nội địa và xuất khẩu trong thời gian tới.

 

Biểu đồ 1: Diễn biến giá đóng cửa sàn robusta trong tuần (tác giả tổng hợp)

 

Vì sao giá tăng?

 

Từ mức đóng cửa 1.759 đô la/tấn cuối tuần trước, giá kỳ hạn robusta Liffe NYSE chỉ cần nhích hai bước là tăng 65 đô la trong hai ngày giao dịch đầu tuần. Phiên giao dịch cuối tuần ngày 5-7 tức rạng sáng nay thứ Bảy 6-7, đóng cửa tháng 9-2013, tức tháng giao dịch chính, sàn kỳ hạn robusta chốt mức 1.809 đô la/tấn, giảm so với hôm qua nhưng tăng 50 đô la so với tuần trước.

 

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ vậy nhảy từ 37.000 đồng lên trên 38.000 đồng/kg. Hôm nay, thứ Bảy, giá thị trường nội địa quanh mức 37.500-37.700 đồng/kg, tăng 500-700 đồng/kg so với cách nay 7 ngày. Lượng mua bán trao đổi khá cầm chừng. Một số người ngại thị trường bấp bênh, họ phải chốt một phần các lô hàng đã giao bán, giao tại các kho bên người mua.

 

Giá xuất khẩu dựa trên mức chênh lệch giữa giá niêm yết của sàn kỳ hạn vẫn được chào ở mức cao đối với các hợp đồng đi ngay: cộng 100-120 đô la/tấn FOB cảng TP. HCM so với giá cơ sở giao dịch chính là tháng 9-2013 tại sàn London. Nếu mức bán đầu niên vụ cho loại này là trừ 80 đô la/tấn, giá xuất khẩu hiện nay cao hơn bấy giờ từ 180-200 đô la/tấn.

 

Rõ ràng, với thị trường như hiện nay, hàng hóa khó bề lưu thông trao đổi. 2000 đô la/tấn trên sàn kỳ hạn vẫn đang là mức kỳ vọng cho nhiều người còn giữ hàng vì đó là cơ sở cho giá nội địa qua mức 40.000 đồng/kg.

 

Giá niêm yết của sàn kỳ hạn London thấp là nguyên nhân làm giá nội địa rẻ hơn từ mấy bữa nay. Người còn “ngậm” hàng chưa thể bán do thấp hơn giá thành. Giá xuất khẩu cao, cộng 100-120 đô la/tấn FOB so với London làm “nghẹn” người mua vì tính ra không đủ “sở hụi”. Chỉ có ai thật rất cần do thiếu hàng giao mới mua cho hàng đi.

 

Các tháng 7 và 8 hàng năm là kỳ nghỉ hè của các hãng rang xay và kinh doanh cà phê tại các nước tiêu thụ phương Tây, nên mua bán giai đoạn này thường rất im ắng. Đợt tăng giá vừa qua trên sàn kỳ hạn London được xem như là một cuộc chỉnh giá sau khi rớt “một thôi” từ trên 2.100 xuống gần 1.700 đô la/tấn trong ba tháng vừa qua. Đồng thời, đây là dịp tổng kết 6 tháng đầu năm. Các quỹ đầu cơ thường dùng thời gian tuần đầu của quý mới và 6 tháng cuối năm để điều phối, chu chỉnh lượng vốn của họ trên các thị trường. Thị trường tài chính như một bình thông nhau. Vào dịp này, giới đầu cơ thường để ra vài ba ngày để “kết sổ” và cân đối lượng vốn qua lại trên các sàn cho hợp lý với kế hoạch riêng của họ. Trong trường hợp này, có thể họ đã kéo ít vốn về lại hai sàn cà phê vì giá đầu năm đã xuống “quá xá”; có thể vì vậy mà giá mấy ngày đầu tuần nhích lên khá bất ngờ và đẹp mắt chăng?

 

Nghe sản lượng “không muốn tin”

 

Brazil được hai mùa liên tiếp 2012/13 và 2013/14 đang rộ hiện nay. Mùa này, tuy Brazil trong chu kỳ “mất” sau một mùa trước “được” và đến nay vẫn bán chưa hết hàng, dồn lại, tạo sức ép bán ra đến niên vụ này. Nếu  lấy số bình quân của các ước báo thấp nhất đã được công bố, chừng 50 triệu bao cho niên vụ 2013/14, cộng với tồn kho từ vụ cũ mang sang 10 triệu bao, Brazil đang nắm trong tay 60 triệu bao tức 3,6 triệu tấn. Trong khi đó, bình quân hàng Brazil cần tiêu thụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu mỗi tháng chừng 240 ngàn tấn, nên cả năm thị trường hàng Brazil chỉ tiêu thụ chừng 2,9 triệu tấn, thặng dư 700 ngàn tấn. Nếu Brazil ra tay bù thiếu hụt do bệnh nấm lá đang làm giảm sản lượng arabica vùng Nam Mỹ, thế giới cũng chỉ cần thêm 200 ngàn tấn arabica. Số dư ròng đến cuối vụ 2014/15 của Brazil chừng 500 ngàn tấn. Thế mà vụ sắp tới, cà phê Brazil lại vào năm “được”!

 

Đồng real Brazil (BRL) mất giá mạnh, hiện ở 2,2512 BRL ăn 1 đô la Mỹ, đang ở các mức thấp nhất tính từ 4 năm trở lại đây, là lực đẩy để Brazil xuất khẩu với giá “vô tội vạ”. Chính vì vậy, không trách gì đầu cơ và các hãng kinh doanh đang thiên về “bán trước mua sau” tạo giá giảm mạnh hơn trên thị trường.

 

Reuters hôm 4-7 đưa tin một số nhà kinh doanh ước sản lượng robusta Việt Nam cũng tăng trong niên vụ tới, quanh mức 27-29 triệu bao, hay chừng 1,7 triệu tấn, cao hơn vụ cũ khoảng 10%. Điều này ngược với ước đoán của một quan chức Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) mới đây đưa tin giảm 30% so với niên vụ này, được ước chừng 1,2 triệu bao. Nên, con số sản lượng cà phê Việt Nam vụ mới 2013/14 nhẩm tính theo quan chức này chỉ còn 800.000 tấn. Nhỏ quá đáng! Nếu sản lượng nước ta ở mức này, kiến nghị của Vicofa về việc giữ 1/5 sản lượng cà phê để giúp giá tăng xem ra không cần thiết. Vì chưng, nếu sản lượng chỉ chừng bấy, “không cần chương trình tạm trữ, giá thị trường robusta cũng phải tăng mạnh ngay khi ông ta ước báo rồi”, một nhà phân tích tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu.

 

Người bán nhiều, kẻ mua ít: đều phải lo

 

Tổng cục Thống kê ước trong 9 tháng đầu niên vụ đến hết tháng Sáu 2013, cả nước xuất khẩu đạt 1,19 triệu tấn.

 

Phía Brazil, bộ thương mại nước này ước xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 20%, chừng 803.000 tấn.
Chỉ tính tồn kho cà phê tại các cảng biển của Nhật, nước tiêu thụ lớn thứ ba sau Mỹ và Đức, tính đến hết tháng 5-2013 đạt 2.619.833 bao, tức 157.190 tấn, tăng 5,48% so với tháng trước. Đây là mức tồn kho cao kỷ lục từ trước đến nay. Nhật tiêu thụ bình quân hàng năm 7.236.000 bao/năm, hay 434.160 tấn. Lượng tồn kho “khủng” ấy xấp xỉ với 19 tuần tiêu thụ. Thế mà, hai hãng rang xay lớn nhất tại Nhật hiện nay là Nestlé và Kraft thường không có thói quen “ngậm” hàng nhiều và để lâu như thế. Nhờ có mạng lưới tổ chức thu mua toàn cầu của riêng họ, hai “người khổng lồ” này chỉ nhận hàng khi cần theo cách “nước đến chân mới nhảy” (just-in-time) để giảm chi phí tài chính và lưu kho.

 

Nên tồn kho trên nên được hiểu của các công ty kinh doanh môi giới đưa về phục vụ các nhà rang xay cỡ vừa và nhỏ. Vậy, nếu hạn chế trong khu vực này, ước số lượng hàng ấy phải sử dụng đến 30 tuần mới cạn kho nếu như trong thời gian dài hơn nửa năm ấy không cần nhập khẩu thêm một hạt nào. Vậy, thị trường Nhật từ nay đến cuối năm có hai chọn lựa: nếu tiếp tục nhập đều, lượng tồn kho này khó giảm, hoặc muốn giảm tồn kho, Nhật sẽ nhập khẩu hạn chế. Hơn nữa, Nhật là nước tiêu thụ chủ yếu arabica. Họ thường mua robusta loại cực tốt như chế biến ướt hay cà phê được đánh bóng làm sạch để thay thế arabica khi loại cà phê thơm này cao giá. Liệu mua bán cà phê robusta giữa ta với Nhật trong nửa năm cuối này có trầm lắng?

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1320

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD