Năm 2015 được đánh giá là năm có nhiều cơ hội mở cho nông sản Việt Nam khi một số Hiệp định thương mại tự do được thực thi. Các DN kinh doanh nông sản có thể dễ dàng mở rộng thị phần vào các thị trường rộng lớn của khu vực và quốc tế, được hưởng lợi từ việc giảm một số loại thuế, nhu cầu thị trường lớn và người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng sử dụng một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản có dấu hiệu sụt giảm. Điều đáng nói, vấn đề mất mùa được giá, được mùa mất giá đã trở thành nỗi lo thường trực đối với nhóm ngành truyền thống của nước ta. Chính vì vậy, việc giải “bài toán” xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đòi hỏi những giải pháp và chiến lược lâu dài. Bắt đầu từ số báo này, xin đăng tải bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề nêu trên.
Trong những năm vừa qua, các chính sách của Chính phủ đối với ngành lúa gạo nhằm nâng cao vị thế của người nông dân và sức cạnh tranh của ngành chưa tác động toàn diện lên chuỗi giá trị mà chỉ tập trung vào một vài tác nhân cụ thể khiến tính hiệu quả rất hạn chế, tạo ra cơ cấu thị trường với nhiều bất cập.
Với việc thực hiện thành công chương trình “Chấn hưng nông thôn”, Nhật Bản đã xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại, xã hội nông thôn phát triển. Nghiên cứu nội dung, cách thức thực hiện Chương trình này có thể đưa ra một số gợi ý quan trọng đối với việc xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhằm nhanh chóng khôi phục, ổn định đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp và các đô thị lớn, như Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Kô-bê,... Từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản bắt đầu có những khởi sắc.
Hạn hán tồi tệ ở Amazon được mệnh danh là "lá phổi của thế giới”, đang làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu. Trong các đợt hạn hán, cây xanh hấp thụ gần 1/10 lượng khí CO2 từ khí quyển và trên thực tế, những cánh rừng phát thải nhiều các bon hơn mức nó hấp thụ. Đợt hạn hán gần đây nhất vào năm 2010 đã khiến cho rừng giải phóng 8 tỷ tấn các bon, bằng lượng phát thải hàng năm của Trung Quốc và Nga gộp lại.
Nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý KH&CN, ngày 28/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, trong đó đưa ra giải pháp có ý nghĩa đột phá: “Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập”. Thực hiện giải pháp này, Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết “Hợp tác xã kiểu mới: Giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp Việt Nam” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân. Bài viết đề cập tới việc chúng ta cần có tư duy mới về kinh tế hợp tác nhằm tạo bước đột phá về hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của xã viên và nâng cao tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế hợp tác trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
1/3 diện tích đất trên thế giới đang bị thoái hóa ở mức độ vừa hoặc cao và gần 1/2 đất đai toàn cầu bị đe dọa bởi quá trình sa mạc hóa. Chính vì những hiểm họa nghiêm trọng đối với nguồn tài nguyên trực tiếp hoặc gián tiếp làm ra 95% lương thực nuôi sống loài người này mà Liên hợp quốc quyết định lấy năm 2015 làm “Năm quốc tế Đất đai” (International Year of Soils, IYS 2015).