Tại Hội thảo “Hướng phát triển cho tương lai: Vai trò của CNSH đối với giảm lượng khí thải, thích ứng biến đổi khí hậu và tăng thịnh vượng cho nông dân Việt Nam” do Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM tổ chức ngày 19/8 tại TPHCM, bà Rena Bitte, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM, cho rằng Việt Nam đang là một đất nước dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu do mật độ dân số tương đối cao ở những vùng đồng bằng sông thấp và những khu vực duyên hải, bờ biển.
Theo nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, con người không phải là yếu tố duy nhất gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, mà chính hoạt động tự nhiên của Mặt Trời cũng gây ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu. Nhóm nghiên cứu đã tái lập và ghi lại những hoạt động của Mặt Trời bắt đầu từ cuối kỷ băng hà, khoảng 20.000 đến 10.000 năm về trước.
Trồng bắp lai (ngô) trên đất lúa và một số mô hình chuyển cơ cấu SX ở vùng ĐBSCL đang gặt hái kết quả khả quan. TS Lê Quý Kha , Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này
Ngày 12/8/2014, ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo khoa học về dự án xây dựng Trung tâm nguồn GEN vi sinh vật quốc gia (Trung tâm GEN). Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội thảo. Tới dự hội thảo có đại diện Bộ Khoa học & Công nghệ, các nhà khoa học của ĐHQGHN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp VN, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội…
Một nhà sản xuất máy bay, một hãng hàng không và công ty nhiên liệu sinh học đang cùng làm việc với nhau để tạo ra nhiên liệu từ dầu hạt cây thuốc lá. Những công ty này là hãng Boeing, South African Airways và SkyNRG. Họ đang sử dụng một cây thuốc lá mới có tên gọi là "Solaris". Công ty nhiên liệu sinh học Hà Lan SkyNRG đã phát triển loại giống cây trồng này, nó chứa chất nicotine ít hơn so với thuốc lá truyền thống.
Trong 20 năm tới, cứ trung bình 1 tỷ dân sẽ tiêu thụ 65 triệu tấn gạo (tương đương 100 triệu tấn thóc). Năm 2035, tổng sản lượng thóc phải tăng thêm so với bây giờ là 114 triệu tấn. Năng suất trung bình có xu hướng đứng lại (hoặc tăng rất chậm). Nhưng có 3 điều đáng lo: đất lúa mất dần, người lao động trồng lúa giảm dần, nước tưới cho lúa thiếu, khiến cho mục tiêu tăng thêm 114 triệu tấn: trở nên vô cùng khó khăn.
Thị trường phụ gia thức ăn chăn nuôi toàn cầu, trị giá 14,9 tỉ USD năm 2013, được ước tính sẽ đạt 20 tỉ USD vào năm 2020. Theo một báo cáo mới từ Nghiên cứu Thị trường lớn (BMR) sự gia tăng tiêu thụ thịt toàn cầu là yếu tố chính làm gia tăng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi và các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) chính thức phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gien đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hôm 11/8 vừa qua. Bốn giống ngô được phê duyệt lần này bao gồm giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam.
Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa… Đặc biệt, trọng tâm là áp dụng cho khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 106/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, mức thu phí là 120.000.000 đồng/01 lần thẩm định. Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.