Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33276064
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: gia tăng thị trường nhập khẩu
Thứ hai, 18-08-2014 | 08:08:06

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6 năm 2014 Việt Nam đã chi 1,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 8,62% so với cùng kỳ năm 2013.Tính riêng tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 409,6 triệu USD mặt hàng này, tăng 41,1% so với tháng liền kề trước đó.

 

Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ 25 thị trường trên thế giới, trong đó Achentina là thị trường có kim ngạch nhập khẩu chiếm thị phần lớn, chiếm 32% tổng kim ngạch, tăng 51,32% so với cùng kỳ.

 

Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với 239,8 triệu USD, tăng 4,88%. Kế đến là Trung Quốc – tuy có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường này chỉ đạt 177,3 triệu USD – tuy nhiên đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh đứng thứ 3, tăng 131,63% so với 6 tháng năm 2013.

 

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 60%.

 

Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nay, thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam có thêm thị trường Mêhicô với 463,8 nghìn USD.

 

Thống kê sơ bộ TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 6T/2014
KNNK 6T/2013
% so sánh
Tổng KN
1.624.309.834
1.495.367.079
8,62
Achentina
532.495.997
351.900.800
51,32
Hoa Kỳ
239.895.510
228.739.835
4,88
Trung Quốc
177.309.315
76.550.097
131,63
Italia
112.048.680
110.755.131
1,17
Ấn độ
86.245.621
247.400.475
-65,14

Indonesia

47.404.574
36.330.464
30,48
Đài Loan
40.555.329
27.074.199
49,79
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất
29.466.268
35.493.886
-16,98

Canada

17.316.630
6.600.522
162,35
Hàn Quốc
16.853.295
13.814.111
22,00
Oxtrâylia
13.004.037
15.992.297
-18,69
Malaixia
11.876.665
13.649.709
-12,99
Philipin
9.814.038
21.446.427
-54,24
Pháp
9.007.099
8.844.767
1,84
HàLan
8.988.227
7.988.876
12,51
Tây Ban Nha
8.080.116
12.289.158
-34,25
Xingapo
7.054.226
7.445.298
-5,25
Chilê
6.471.604
1.474.671
338,85
Thái Lan
5.301.101
87.580.347
-93,95
Bỉ
4.408.224
2.518.488
75,03
Đức
3.123.863
2.032.015
53,73
Nhật Bản
1.831.882
1.019.611
79,66
Anh
739.700
2.726.383
-72,87
Áo
564.512
1.496.120
-62,27

 

Hiện nay, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài, thể hiện ở sự bành trướng về thị phần của khối doanh nghiệp FDI và sự tăng nhanh của nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Cho dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển đổi hàng chục nghìn hecta đất lúa sang trồng ngô, thế nhưng nhập khẩu ngô nói riêng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nói chung năm nay vẫn tăng mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát.

 

Không chỉ lệ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp nội địa đang bị các DN nước ngoài chiếm gần hết thị phần đầu ra.

 

Theo Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, nhu cầu TACN ở Việt Nam luôn đạt mức tăng 13-15%/năm, dự báo đến năm 2015 cần 18-20 triệu tấn thức ăn công nghiệp và đến năm 2020 cần 25- 26 triệu tấn. Thị trường TACN ở Việt Nam có doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD. Rõ ràng đây là một thị trường béo bở, thế nhưng các DN trong nước hiện vẫn đang hoàn toàn lép vế. Điều đáng tiếc là hiện nay không có DN nhà nước nào tham gia vào sản xuất TACN, do thua lỗ nên đã cổ phần hóa hết. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi điêu đứng do giá sản phẩm xuống thấp, dịch bệnh… kéo theo hàng loạt DN sản xuất thức ăn trong nước phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Thế nhưng các DN nước ngoài vẫn liên tục mở thêm nhà máy sản xuất TACN. Ở Việt Nam hiện có hơn 70 DN FDI hoạt động trong lĩnh vực TACN, trong đó có đủ mặt các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì thế giới như: CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)…

 

Để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp TACN trong nước và giảm lệ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu, theo Chủ tịch Hiệp hội, nhà nước cần quan tâm giao đất canh tác (hoặc cho thuê) đối với các DN sản xuất TACN trong nước để tạo vùng nguyên liệu đầu vào. Thứ hai, cần tiếp tục chuyển đổi nhiều hơn nữa đất lúa sang trồng ngô và đậu tương.

 

NG.Hương - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1029

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD