Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33271475
Trung Quốc còn nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn
Thứ hai, 04-03-2013 | 08:24:41

Theo Bộ Công thương, kim ngạch XK nông lâm thủy sản tháng 2 ước đạt 2,26 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch XK các mặt hàng trong 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,83 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. 

 

Cơ hội lớn nhưng nên xem lại chiến lược XK

 

Xét riêng các mặt hàng chủ lực, XK gạo chứng kiến sự gia tăng mạnh về lượng nhưng lại giảm mạnh về giá trị. Trong đó, khối lượng gạo XK tháng 2 ước đạt 233 nghìn tấn, giá trị đạt 107 triệu USD. Khối lượng XK gạo 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 677 nghìn tấn, giá trị đạt 310 triệu USD, tăng 68,2% về lượng nhưng giảm 15,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

 

Năm 2012, giá trị XK gạo cũng giảm so với năm 2011 dù khối lượng tăng. Giá XK gạo bình quân tháng 1/2013 đạt 457 USD/tấn, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam lớn nhất với 34,7% thị phần, tiếp đến là Singapore (7,27%), Hàn Quốc (5,64%) và Philippines (5,64%). Các thị trường Malaysia chưa có nhu cầu, châu Phi đến tháng 4 mới nhập, Indonesia thì tháng 8 và 9.

 

Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2013, thị trường XK Trung Quốc sẽ là “cứu cánh” cho ngành gạo Việt Nam, bởi các DN Trung Quốc luôn chọn tiêu chí giá thấp để nhập khẩu. Đại diện của  Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, nhu cầu nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc hiện nay khá lớn. Ngoài ra, hiện giá gạo trong nước của Trung Quốc cũng cao hơn Việt Nam từ 20 - 30%. Đây được xem là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam.

 


Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng về lượng nhưng giá trị lại giảm mạnh

 

Trung Quốc đang được VFA xem là thị trường XK tiềm năng nhất trong năm 2013 và những năm tới. Nhưng theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích (Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương), với kiểu bán giá quá thấp, thấp hơn giá gạo trong nước thì c&oacutquá thấp như của Việt Nam. Thái Lan không chọn thị trường này là đối tác chiến lược, vì bán gạo cho Trung Quốc thì DN và nông dân nước này có giá trị gia tăng thấp, dù thị trường khó khăn, lượng dự trữ của Chính phủ nhiều song họ không tìm cách XK bằng mọi giá. Đất nước chùa tháp sẵn sàng hi sinh vị trí XK gạo số 1 thế giới để hướng tới chiến lược có lợi của mình.

 

Tư thương Trung Quốc kiếm lời lớn

 

Theo Nhật Báo Phố Wall, do giá gạo ở Trung Quốc được Chính phủ quy định nên luôn có sự chênh lệch giữa “giá Nhà nước” và giá thị trường, kích thích hoạt động đầu cơ và buôn lậu. Thương nhân Trung Quốc đã kiếm lợi lớn từ việc mua gạo ở Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan với giá thấp rồi bán ở thị trường trong nước với giá cao hơn. Một số thương nhân cho biết, ở thời điểm giữa tháng 12/2012, giá mua gạo ở Việt Nam là 410 USD/tấn, trong khi ở Trung Quốc, gạo cùng phẩm cấp có giá tới 635 USD/tấn.

 

Thomas Pugh, chuyên gia phân tích thị trường hàng hóa của Cty nghiên cứu Capital Economics ở London nhận xét, ở Trung Quốc, nông dân bán gạo cho Chính phủ theo giá quy định, nhưng ăn gạo nhập khẩu theo giá thị trường; kết quả là phần lớn gạo mà Chính phủ mua đã được đưa vào kho dự trữ thay vì đem ra tiêu thụ. “Khi nào khoảng cách giữa giá quy định và giá thị trường được thu hẹp thì nhập khẩu gạo sẽ giảm” - ông Pugh nói.

 

Quan điểm của ông Pugh có thể dựa trên số liệu của Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO). Theo FAO, tại thời điểm cuối tháng 9/2012, lượng gạo tồn kho của Trung Quốc là 93,7 triệu tấn, tương đương 8,5 tháng tiêu dùng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, đến cuối tháng 7/2012, Trung Quốc dự trữ được 45,85 triệu tấn gạo, chỉ đủ cho 4 tháng tiêu dùng và năm nay 2013, Trung Quốc sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số liệu này cần xem xét lại.

 

Việc nhập khẩu gạo của Trung Quốc, dù do nhu cầu chính đáng hay do đầu cơ trục lợi, cũng đều tác động mạnh đến giá gạo toàn cầu. Nếu do nhu cầu thì giá gạo sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao trong những năm tới; còn nếu do chính sách kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc thì thị trường lúa gạo toàn cầu sẽ chao đảo khi chính sách này thay đổi. Thực tế, 9 năm qua, sản lượng lúa gạo ở Trung Quốc đều tăng hàng năm, nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu nhiều do tỷ lệ tiêu thụ gia tăng, gạo là thực phẩm chính của người dân…

 

Vấn đề còn ở chỗ, giá gạo tăng sẽ đồng thời kéo theo giá lúa mì, bắp và giá lương thực nói chung với những hậu quả khó lường. Đợt lúa gạo tăng giá năm 2008 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và kích hoạt nhiều vụ bạo động, bất ổn xã hội trên khắp thế giới.

 

Thị trường lúa gạo toàn cầu tiềm ẩn nhiều biến động do lượng lúa gạo hàng hóa bán ra chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của các nước nhập khẩu. Theo FAO, lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới năm 2012 chỉ có 37,3 triệu tấn, bằng 7,7% nhu cầu. Trong khi đó, chỉ riêng Trung Quốc đã tiêu thụ tới 140 triệu tấn gạo mỗi năm nên mọi động thái xuất nhập khẩu lúa gạo của nước này đều có tác động lớn đối với thị trường. Là nước XK gạo hàng đầu, Việt Nam cần hết sức lưu tâm.

 

Hưng Hòa - Theo NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 2415

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD