Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33271451
Xuất khẩu rau quả Việt phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng lớn
Thứ năm, 12-04-2018 | 08:22:05

Thị phần của các quốc gia nhập khẩu rau quả của Việt Nam nhiều nhất đều giảm, trừ Trung Quốc ...

 

Nếu như năm ngoái, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, thì sang đến năm nay, con số này đã tăng lên 77,3%.

 

Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 3/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2018 đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Cụ thể, xuất khẩu rau quả đạt 649,6 triệu USD, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với 502,1 triệu USD, tăng 62,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Ảnh 1.

 

Mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu rau quả nhiều thứ hai của Việt Nam, song giá trị khá khiêm tốn, với 18,4 triệu USD, chỉ chiếm 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

 

Nhật Bản đứng thứ ba khi nhập khẩu 17,4 triệu USD rau quả từ Việt Nam, chiếm 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả.

 

Tiếp theo là các quốc gia Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan... cùng đứng trong top 10 quốc gia nhập khẩu rau quả của Việt Nam nhiều nhất.

 

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong báo cáo lần này của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính là thị phần xuất khẩu mặt hàng này. Theo đó, mặc dù giá trị nhập khẩu rau quả từ 9 thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên thị phần của 8/9 quốc gia đều giảm, chỉ duy nhất ở thị trường Trung Quốc là tăng.

 

Cụ thể, nếu như năm 2017, xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, thì đến đầu năm 2018, con số này đã giảm xuống còn 2,8%.

 

Tương tự, xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản mặc dù tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ chiếm 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, thấp hơn mức 3% của cùng kỳ năm 2017.

 

Thị trường Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... cũng lần lượt giảm từ 2,9%; 2,2%; 2,6% xuống còn 1,9%; 1,3% và 1,2%.

 

Trong khi đó, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc lại tăng đến 62,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 77,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, cao hơn nhiều so với mức 73,6% của cùng kỳ năm 2017.

 

Những con số này đã cho thấy, thị trường Trung Quốc đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

 

Trong một diễn biến khác, một số thông tin gần đây cho biết, từ ngày 1/4/2018, hoa quả Việt Nam khi xuất khẩu sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sẽ phải tuân thủ các quy định về nhãn mác xuất xứ; bao gồm: tên sản phẩm hoa quả, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh...

 

Thực tế hiện nay, phần lớn hoa quả từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và không được dán nhãn xuất xứ. Trong đó, Quảng Tây là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, cũng là thị trường chính của hoa quả Việt Nam. Quảng Tây cũng được coi là điểm trung chuyển cho hoa quả xuất khẩu từ Việt Nam sang các tỉnh, thành phố của Trung Quốc.

 

Trao đổi với báo chí về thông tin này, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, những quy định mới từ Trung Quốc là biện pháp giúp bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

 

Đây là việc mà các nước trên thế giới đều làm và Việt Nam hiện cũng đang thực hiện khi xuất khẩu sang các thị trường khác.

 

Tuy nhiên, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại cho biết, chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan kiểm dịch thực vật Trung Quốc và hiện nay, việc thông thương giữa các cửa khẩu của 2 nước vẫn diễn ra bình thường, chưa có gì thay đổi.

 

Duyên Duyên - VnEconomy

Trở lại      In      Số lần xem: 897

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD