Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33277812
Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn các giống sắn (Manihot esculenta Crantz) sử dụng chỉ thị SSR
Thứ ba, 25-08-2015 | 14:52:47

Nguyễn Phương Thảo1, Nguyễn Chi Mai2, Phan Minh Tuấn2, Nguyễn Hữu Hỷ3, Trần Mỹ Linh4, Lê Quỳnh Liên4, Lê Quang Trung5, Nguyễn Thị Bình6, Nguyễn Tường Vân7

TÓM TẮT

Ở Việt Nam, sắn là một trong số những cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Để nâng cao năng suất và chất lượng của sắn, đánh giá đa dạng di truyền về các tính trạng chọn lọc của các quần thể làm nguyên liệu lai tạo phải được ưu tiên hàng đầu. Trong nghiên cứu này, 44 giống đại diện trong tập đoàn sắn của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc được chọn lọc để đánh giá đa di truyền về tính trạng năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột sử dụng 19 chỉ thị SSR trên 5 loci liên quan đến 2 trình trạng trên. Kết quả phân tích tương đồng di truyền và các hệ số di truyền cho thấy quần thể sắn nghiên cứu có đa dạng di truyền cao. 44 đại diện sắn phân thành 3 nhóm trên biểu đồ UPGMA với mức tương đồng di truyền thấp (30-38%) và khoảng cách di truyền tin cậy (0,11-0,38). Mỗi locus có trung bình từ 3 đến 4 alen; các alen có tần suất xuất hiện cao (fa=0,17-0,53) để hình thành 6-9 kiểu gien/locus. Đa dạng di truyền cao trong quần thể còn được phản ánh từ giá trị tin cậy về thống kê của các hệ số di truyền khác như Shannon (I=1,03-1,35), mức độ dị hợp tử (Ho=0,27-0,93). Hàm lượng thông tin đa hình cao (PIC=0,63-0,73) cho thấy 5 cặp mồi SSR trong nghiên cứu này có thể sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền liên quan đến tính trạng chọn lọc của sắn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đánh giá đa dạng di truyền về tính trạng chọn lọc của các quần thể trong tập đoàn lưu giữ nguồn gien sắn.

Từ khóa: Chỉ thị SSR, Đa dạng di truyền, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ tươi, tập đoàn sắn Manihot esculenta

___________________________
1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

2 Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 12, năm 2015, trang 29-36

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Nguyễn Hữu Hỷ Email: hy_nguyenhuu@yahoo.com.vn  hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Trở lại      In      Số lần xem: 4911

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD