Qua 5 năm tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống sắn đã chọn được giống HL-S12 có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng có thể lưu hành, phát triển và mở rộng cho sản xuất. Giống sắn HL-S12 được chọn từ tổ hợp lai HL-S10 × KM140, đánh giá tại Trung tâm Hưng Lộc từ năm 2014 đến năm 2021. Giống có một số đặc tính nông học sau: Số củ/bụi 10,3 củ, khối lượng củ/bụi 5,3 kg, chỉ số thu hoạch là 62,9. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp cho thấy giống sắn HL-S12 có khả năng chống chịu khá với bệnh chổi rồng, nhện đỏ, khảm lá; năng suất biến động từ 36,02 - 42,34 tấn/ha;
Mất sức sống của hạt là một trở ngại nghiêm trọng trong sản xuất và bảo quản hạt giống đậu tương. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt và xác định các kiểu gen đậu tương có sức sống cao hơn là rất quan trọng trong sản xuất đậu tương. Trong nghiên cứu này, hạt giống của 125 kiểu gen đậu tương của ba loài khác nhau (Glycine tomentella, Glycine soja và Glycine max) và 25 dòng lai tái tổ hợp (RIL) (Glycine soja x Glycine soja) đã được thử nghiệm sức nảy mầm ngay sau khi thu hoạch, sau đó là một, hai và ba năm bảo quản.
Trong nghiên cứu này, thông tin về nhóm protein giàu Methionine (Methionine-rich protein, MRP) đã được tìm hiểu một cách đầy đủ trên cây sắn (Manihot esculenta) bằng các công cụ tin sinh học. Kết quả đã xác định được tổng số 155 MRP, với tiêu chí kích thước ≥ 95 axít amin và hàm lượng Met ≥ 6%. Trong đó, 52 (trên tổng số 155) MRP chưa được chú giải chức năng ở sắn. Phân tích cho thấy các MRP chưa rõ chức năng có đặc tính lý hóa đa dạng.
Khả năng kết hợp chung (GCA) về năng suất sinh khối của 12 dòng ngô thuần từ các nguồn vật liệu khác nhau được thực hiện qua phương pháp lai đỉnh (Topcross). Ba cây thử được sử dụng trong thí nghiệm là các dòng thuần LN333, D67 và D133. Thí nghiệm 36 tổ hợp lai đỉnh và tổ hợp lai triển vọng được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 3 lần lặp lại trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2018 tại Hưng Lộc (Đồng Nai).
Nghiên cứu về đa dạng di truyền là một trong những bước đầu trong việc cải thiện giống cây trồng. Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử ISSR được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền của 120 dòng/giống đậu nành đang được lưu giữ trong ngân hàng giống của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả khuếch đại từ 10 chỉ thị phân tử ISSR cho được tổng cộng 89 phân đoạn, trong đó có 79 phân đoạn đa hình, chỉ số PIC của các mồi ISSR dao động từ 0,06 đến 0,25 và hệ số tương đồng từ 0,55 - 0,91. Sự đa dạng di truyền tương đối cao và 120 dòng/giống đậu nành chia được thành 7 nhóm chính và một số phân nhóm.
Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống đậu tương cho vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã xác định được giống đậu tương HLĐN 910 và giống đậu tương HLĐN 904 là 2 giống tốt, có khả năng phát triển trong sản xuất. Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) từ 78 - 83 ngày, có khả năng chống chịu tốt với bệnh gỉ sắt (điểm 1 - 3), chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng, hàm lượng protein 33,7%;
Hoa hồng (Rosa sp. - thuộc họ Rosaceae) đã được trồng từ xa xưa trên khắp thế giới với nhiều mục đích khác nhau. Hoa có giá trị biểu tượng cao và có tầm quan trọng về văn hóa trong các xã hội khác nhau xuyên suốt lịch sử loài người. Sự thuần dưỡng hoa hồng có lịch sử lâu dài và phức tạp. Nhiều loài hoa đã được lai tạo xuyên qua các vùng địa lý rộng lớn như châu Á, châu Âu và Trung Đông (Bendahmane et al., 2013). Ban đầu, hoa hồng dại được trồng phổ biến chỉ để làm hàng rào ngăn cản các loài động vật phá hoại.
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là một loại gia vị đặc sắc tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với vị thơm cay nổi tiếng từ xưa, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ hạt tiêu như: tiêu đỏ, tiêu trắng (tiêu sọ), muối tiêu,.... Các sản phẩm này là một trong những đặc sản cho nhiều du khách muốn sở hữu khi đến Phú Quốc không chỉ dành cho du khách trong nước mà còn cho nhiều khách Quốc tế. Do giá trị của sản phẩm chế biến này cao hơn nhiều so với sản phẩm hạt tiêu đen truyền thống nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng tiêu tại Phú Quốc.
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch hại trên cây hồ tiêu được thực hiện trong hai niên vụ 2018-2019 và 2019-2020 tại huyện Phú Giáo, Bình Dương. Áp dụng kiểu bố trí thử nghiệm trên ruộng nông dân với 6 lô thử nghiệm có bổ sung chế phẩm Bio-FA và 6 lô đối chứng có áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại phổ biến của nông hộ. Số liệu được phân tích và so sánh bằng trắc nghiệm t-test. Kết quả cho thấy: (i) Trong niên vụ 2018-2019, kết quả chưa ảnh hưởng đến hiệu quả phòng trừ dịch hại trên cây hồ tiêu nhưng đã có hiệu quả khá tốt trong niên vụ 2019-2020.
Độc tính nhôm (Al3+) là một độc tính phi sinh học điển hình làm hạn chế nghiêm trọng sản lượng cây trồng ở đất chua. Trong nghiên cứu này, một quần thể RIL (dòng lai tái tổ hợp, F12) có nguồn gốc từ tổ hợp lai Zhonghuang 24 (ZH 24) x Huaxia 3 (HX 3) (160 dòng) đã được thử nghiệm bằng cách trồng thủy canh. Độ dài rễ tương đối (RRE) và hàm lượng Al3+ đỉnh (AAC) được đánh giá cho mỗi dòng và mối tương quan âm đáng kể đã được phát hiện giữa hai chỉ số. Dựa trên bản đồ liên kết di truyền mật độ cao, dữ liệu kiểu hình được sử dụng để xác định các locus tính trạng số lượng (QTLs) liên quan đến các tính trạng này.