Diêm mạch (Chenopodium quinoa) là một trong những đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao và được trồng trọt phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, những hiểu biết về cơ chế thích nghi của cây diêm mạch vẫn còn hạn chế do thông tin di truyền của loài mới chỉ được ghi nhận gần đây. Trong nghiên cứu này, họ protein vận chuyển đường sucrose, SWEET (Sugar Will Eventually be Exported Transporter), đã được tìm hiểu ở cây diêm mạch thông qua các công cụ phân tích tin sinh học dữ liệu lớn.
Nghiên cứu nhằm ước lượng hàm lượng lân (P) hữu dụng và đạm (N) tổng số trong một số nhóm đất chính trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dựa vào hàm lượng các bon hữu cơ (OC) có trong đất. Nghiên cứu được thực hiện trên ba nhóm đất, bao gồm phèn, phù sa và nhiễm mặn đang canh tác lúa ở vùng ĐBSCL. Thời gian thu mẫu và phân tích được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Mỗi nhóm đất thu 40 mẫu ở độ sâu 0 - 20 cm. Kết quả cho thấy, dựa vào OC có trong đất có thể xác định được hàm lượng P hữu dụng và N tổng số trong đất.
Căng thẳng do ngập lụt làm giảm năng suất đậu tương đáng kể. Giai đoạn đầu của đậu tương ở Hàn Quốc trùng với mùa mưa, có khả năng gây ra ngập úng. Các thí nghiệm trong nhà kính được thực hiện để lập bản đồ locus các tính trạng số lượng (QTL) về khả năng chịu ngập úng ở đậu tương để điều tra và xác định các gen ứng viên gần các điểm nóng QTL. Căng thẳng ngập úng được áp dụng ở giai đoạn V1 – V2 trên quần thể dòng lai tái tổ hợp (Paldalkong × NTS1116), hàm lượng diệp lục lá (CC) và khối lượng thân khô (DW) được đo ở đối chứng và ngập.
Cải thiện khả năng chịu hạn của đậu tương có thể là một cách hiệu quả để giảm thiểu việc giảm năng suất ở các vùng thường xuyên bị hạn hán. Việc xác định quỹ tích các tính trạng số lượng (QTLs) liên quan đến khả năng chịu hạn rất hữu ích để tạo điều kiện phát triển các giống chịu được điều kiện bất thuận. Nghiên cứu này nhằm xác định các QTL về khả năng chịu hạn ở đậu tương bằng cách sử dụng quần thể dòng lai tái tổ hợp (RIL) được phát triển từ phép lai giữa giống cây PI416937 chịu hạn và cây trồng Cheonsang mẫn cảm.
Tách quả là một quá trình sinh sản quan trọng ở nhiều loài hoang dã. Tuy nhiên, vỏ quả bị vỡ ở giai đoạn chín có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát hiện ra các locus tính trạng số lượng (QTL) đối với hiện tượng tách quả bằng cách sử dụng hai quần thể dòng lai tái tổ hợp (RIL) có nguồn gốc từ một giống cây ưu tú có khả năng chịu tách quả, cụ thể là Daewonkong và để dự đoán QTL/gen ứng cử viên mới liên quan trong vỏ quả bị vỡ dựa trên các mẫu alen của chúng.
Căng thẳng do ngập úng là một vấn đề nghiêm trọng trong sản xuất đậu tương, làm giảm năng suất đáng kể. Mùa mưa bắt đầu trong thời kỳ sinh trưởng sớm của đậu tương ở Hàn Quốc và một số nơi khác trên thế giới có khả năng khiến cây đậu tương bị ngập úng. Mục tiêu của nghiên cứu này là lập bản đồ các locus tính trạng số lượng (QTL) cho khả năng chịu ngập bằng cách sử dụng quần thể dòng lai tái tổ hợp (RIL) có nguồn gốc từ sự lai tạo giữa các giống Danbaekkong (chịu ngập) và NTS1116 (mẫn cảm với ngập) trồng trong nhà nhựa trong hai năm.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam (DHNTB) có khoảng 339.000 ha đất cát với đặc thù hàm lượng sét thấp, CEC thấp, độ chua cao, hợp chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước và giữ phân kém, nghèo kiệt dinh dưỡng nên năng suất cây trồng rất thấp. Các nghiên cứu của dự án ACIAR ở vùng này đã xác định, đất cát vùng DHNTB bị thiếu hụt một số loại dinh dưỡng điển hình như đa lượng, trung lượng (K, S) và vi lượng (B, Cu). Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, thì cần bón bổ sung 90 kg K/ha, 30 kg S/ha, 0,25 kg B/ha và 2,5 kg Cu/ha.
Ngập úng làm giảm năng suất đậu tương nghiêm trọng trên toàn thế giới. Sự phát triển của các giống cây trồng chịu được căng thẳng có thể một biện pháp hữu hiệu để giảm bớt tác động tiêu cực của ngập úng. Thông tin phân tử về biểu hiện các kiểu gen chống chịu và nhạy cảm với ngập úng có giá trị để cải thiện khả năng chống chịu ngập úng của cây đậu tương.
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì hiệu quả tác động nhanh, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc hóa học lại bộc lộ nhiều yếu điểm như khó phân hủy, để lại nhiều dư lượng trong đất và nông sản gây ảnh hưởng đến môi trường và ngày càng xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc. Vì vậy mà việc nghiên cứu và tìm kiếm các loại thuốc sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho con người và các loại sinh vật khác ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn.
Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ đến năng suất sinh khối của giống ngô sinh khối lai đơn MN-2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên được thực hiện tại Đồng Nai và Đắk Lắk năm 2019 và 2020. Các thí nghiệm được bố trí hai yếu tố kiểu lô phụ (Split – Plot Design) với lô chính là các mức đạm và lô phụ là các mật độ, 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu xác định được phân bón và mật độ thích hợp cho giống ngô sinh khối MN-2 như sau: vụ Hè Thu và Thu Đông (mùa mưa) sử dụng 2500 kg phân vi sinh, 160N-90P2O5-90 K2O (kg/ha) và mật độ 71.428 cây/ha (70 cm x 20 cm); vụ Đông Xuân (mùa khô) sử dụng 2500 kg phân hữu cơ, 200N-90P2O5-90 K2O (kg/ha) và mật độ 79.365 cây/ha (70 cm x 18 cm).