Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33338291
BÁO CÁO TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG MÍA ĐƯỜNG THÁNG 9, 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ DỰ BÁO QUÝ 4
Thứ hai, 04-11-2013 | 08:58:02

Thị trường đường trong nước trong 9 tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh mất cân đối giữa cung và cầu quá lớn là tác nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra cũng như giá cả. Cùng với đó là áp lực cạnh tranh của đường nhập lậu dẫn đến giá đường tại các nhà máy luôn đứng ở mức thấp.

 
I.      THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC             
                             
1.       Biến động giá
 

Giá đường luôn đứng ở mức thấp trong những tháng đầu năm 2013. Đường kính trắng tại Hà nội 14.700-15.100 đồng/kg; miền Trung 14.300-14.600đồng/kg; TP. Hồ Chí Minh 14.400-14.700đồng/kg và Cần Thơ 14.700-15.000đồng/kg. Đường RS xuất sang Trung Quốc 15.100-15.200đồng/kg. Giá đường tăng nhẹ từ tháng 7 do nhu cầu đường để sản xuất bánh kẹo phục vụ rằm tháng 7 và Tết trung thu. Tính đến ngày 23/9, giá đường đã tăng từ 700-900 đồng/kg đối với đường RS và 200- 500 đồng/kg đối với đường RE. Như vậy so với đầu năm giá đường tăng khoảng 1.500 đồng/kg, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước giá đường vẫn thấp hơn 1.800 đồng/kg.

 

Giá bán buôn đường tại các nhà máy và giá bán lẻ đến người tiêu dùng vẫn chênh khoảng 3.000- 4.000 đồng/kg, do mỗi cấp đại lý lại tăng giá lên, các siêu thị gần như không tiếp cận được nhà máy mà chỉ mua qua các đại lý cấp 1, 2. Đến cuối tháng 9/2013 giá đường từ nhà bán sỉ hoặc bán lẻ thứ cấp trên thị trường vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá đường tinh luyện RE ở mức từ 19.000-21.000 tại thị trường miền Bắc và 20.000-23.000 tại thị trường miền Nam.

 

Giá mía ở mức thấp. Trong tháng 9/2013 các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đưa ra mức giá ký hợp đồng bao tiêu với người dân là 830 đồng/kg cho loại mía 10 CCS (chữ đường) tại cầu cảng nhà máy, xí nghiệp (giảm từ 50 - 70 đồng/kg so với cùng kỳ). Nguyên nhân giá hợp đồng bao tiêu mía cho người dân năm nay thấp hơn cùng kỳ là do giá đường trên thị trường giảm, việc tiêu thụ đường của các doanh nghiệp gặp khó khăn và đang còn tồn kho một số lượng lớn.

 
2.       Cung - cầu  
 

Vụ mía 2013 - 2014, dự kiến diện tích mía cả nước khoảng 306.000ha, tăng so với vụ trước 8.000ha; diện tích vùng nguyên liệu tập trung khoảng gần 290.000ha, trong đó diện tích các nhà máy có ký hợp đồng và đầu tư là 269.900ha (tăng so với vụ trước 4.800ha); năng suất bình quân 64 tấn/ha, sản lượng mía cả nước dự kiến 19,6 triệu tấn.

 

Có 40 nhà máy đường hoạt động trong niên vụ 2013-2014. Sản lượng đường dự kiến đạt 1,6 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 750.000 tấn. 

 

Bảng 1: Cung- cầu đường qua các niên vụ (ĐVT: tấn)

Niên vụ
Sản xuất
Tiêu thụ
2011- 2012
1.300.000
1.400.000
2012-2013
1.500.000
1.300.000
2013-2014
1.600.000
1.350.000
Nguồn: VITIC

Lượng đường các nhà máy sản xuất trong vụ mới (bắt đầu từ cuối tháng 8-2013) sẽ đảm bảo cung ứng đủ và thừa từ tháng 11-2013. Trong 4 tháng (7, 8, 9 và 10) của năm 2012, tổng lượng đường được tiêu thụ trong nước vào khoảng 270.000 tấn. Với mức tồn kho cao (tính đến 15/8/2013) là 315.010 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 136.910 tấn, cộng với đường nhập lậu và gian lận thương mại chưa được ngăn chặn có hiệu quả thì nguồn cung sẽ còn lớn hơn nhiều so với niên vụ 2012 – 2013.

 
II.      THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
 
1.       Diễn biến giá
 

Giá đường thô giảm xuống thấp nhất trong ba năm ở mức 15,93 cent/lb trong tháng 7/2013 nhưng kể từ đó đã có một sự phục hồi. Tính riêng tháng 9, giá đường đã tăng 8%, đạt mức 17,17 cent/lb vào ngày 20/9.

 

Giá đường có xu hướng tăng trở lại trong bối cảnh Braxin -nước sản xuất đường lớn nhất thế giới đã tăng cường sử dụng mía đường để sản xuất ethenol.

 

Thời tiết sương giá đe dọa sẽ làm giảm năng suất và chất lượng mía đường của Braxin. Các chuyên gia và nhà kinh doanh cho rằng sản lượng đường khu vực Trung Nam Braxin giảm xuống còn 34,1 triệu tấn. Thông tin khác có liên quan là ngân hàng phát triển quốc doanh của Braxin – vừa quyết định giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp mía đường từ ít nhất 6,3% xuống còn 5,5% nhằm giúp họ đẩy mạnh đầu tư trong các vụ mùa sắp tới.

 

Đường thô kỳ hạn trên sàn ICE tăng bởi đồng real của Brazil mạnh hơn so với đồng đô la đã ngăn cản nhà sản xuất ở Brazil bán ra.

 

Kujawa tại Sucden cho biết nguy cơ đường tăng giá trong ngắn hạn sau khi các quỹ đầu tư giải thích thông báo của Fed duy trì kích thích tiền tệ như một dấu hiệu mua vào các hàng hóa.

 

Tình trạng cung vượt cầu mặt hàng đường đang được thu hẹp trước nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến ở các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Indonesia - nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới đã đẩy giá đường tăng trở lại.

 

Cùng với xu hướng tăng giá đường thô, giá đường trắng tại Luân đôn cũng đã tăng lên 487,50 USD/tấn vào ngày 20/9/2013, tăng cao nhất trong 4 tháng trở lại đây.

 
2.       Cung-cầu
 

Czarnikow đã giảm dự báo về thặng dư đường toàn cầu trong niên vụ2013/14 xuống mức 2,0 triệu tấn, giảm gần một nửa so với dự báo ban đầu là 3,9 triệu tấn. Thặng dư  toàn cầu đã giảm mạnh từ mức 9,5 triệu tấn ở niên vụ 2012/13.

 

Tổ chức đường quốc tế (ISO) ước tính sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2013/2014 đạt 183 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ đạt 173 triệu tấn, giúp chấm dứt tình trạng cung vượt cầu kỷ lục hồi đầu năm nay khiến giá đường giảm 16%.

 

Tổng thư ký Hiệp hội đường Indonesia, Achmad Widjaja cho biết: trong khi nhu cầu đường thế giới tăng trung bình 2% trong vòng 5 năm qua, Indonesia sẽ tăng nhập khẩu mặt hàng này gấp đôi vào năm nay, tương đương khoảng 5,4 triệu tấn.

 

Trung Quốc cũng đã nhập 2,5 triệu tấn tính từ tháng 10 năm ngoái đến tháng Sáu năm nay và nền kinh tế thứ hai thế giới này dự đoán sẽ nhập tới 3,5 triệu tấn so với mức dự báo 2 triệu tấn trước đó. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu đường của Trung Quốc đạt kỷ lục vào niên vụ 2011-2012 với 4,4 triệu tấn.

 

Trung Quốc và Indonesia tiếp tục giữ mức nhập khẩu trong khi vùng Viễn Đông - khu vực không được trông đợi nhiều cũng đang có dấu hiệu tăng cầu về mặt hàng này.

 

Brazil - nhà sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới đã xuất khẩu lượng đường kỷ lục 15,4 triệu tấn trong tám tháng đầu năm 2013, tăng so với mức 12,4 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.

 

Nhập khẩu của EU được dự báo ở mức 3,8 triệu tấn đường trong niên vụ 2013-2014.

 

Về nhu cầu, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính tổng đường thô nhập khẩu của Inđônêxia – quốc gia nhập khẩu đường lớn nhất thế giới -có thể tăng khoảng 6% và đạt 3,6 triệu tấn trong niên vụ kết thúc tháng 4/2014. Tăng trưởng kinh tế đã khiến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và đồ uống gia tăng, và do vậy, Inđônêxia cần phải nhập khẩu thêm đường.

 
III.    DỰ BÁO
 

Tổ chức đường quốc tế (ISO) cho biết với việc sản lượng đường sụt giảm trong niên vụ 2013-2014, lần sụt giảm đầu tiên kể từ niên vụ 2008-2009 và xu hướng cầu đang tăng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách cung vượt cầu còn khoảng 4,5 triệu tấn, đẩy giá đường sẽ tăng trong niên vụ 2013-2014.

 

Niên vụ 2013-2014, dự kiến diện tích mía cả nước sẽ tiếp tục tăng lên với khoảng 8.000 hecta và sản lượng đường mà các nhà máy sản xuất sẽ đạt gần 1,6 triệu tấn, trong khi tiêu thụ khoảng 1,35 triệu tấn. Như vậy tính toán theo cân đối cung cầu, ngành mía đường sẽ gặp áp lực lớn về tiêu thụ khi mà lượng đường tồn kho hiện tại là không nhỏ.

 

Trong nước, từ tháng 9/2013 các nhà máy đường đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào vụ mới. Tồn kho tại các nhà máy đường vẫn cao cộng với lượng đường nhập khẩu về theo hạn ngạch thuế quan thì nguồn cung đường vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, dự báo giá đường trong nước ổn định.

 

IV.    MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI, CẢNH BÁO, ĐỀ XUẤT
 
1.       Tồn tại
 

Trong vụ mía vừa qua, giá đường giảm mạnh nhưng các nhà máy đường không thể giảm giá mua mía nguyên liệu để đảm bảo thu nhập của nông dân. Tình trạng này kéo dài, làm các nhà máy đường gặp khó khăn về tài chính, có nhiều nhà máy đường thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa tạm thời. Chưa kể, tình trạng đối phó với lũ lụt bằng giải pháp thu hoạch mía sớm gây tổn thất lớn cho nông dân Hậu Giang. Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch mía chậm được nghiên cứu áp dụng, nhất là ở ĐBSCL sẽ tiếp tục là những khó khăn đè nặng lên vai người trồng mía.

 

Tính đến ngày 15.8.2013, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 315.010 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 136.910 tấn. Chưa giải quyết hết hàng tồn, trong khi, đường lậu lại tràn về, ước 400.000 - 500.000 tấn, do giá đường từ Thái Lan - nước thứ hai trên thế giới, sau Brazil về xuất khẩu đường - rẻ hơn 2.000-3.000 đồng/kg.

 

Với giá bán tại nhà máy như trên, cộng thêm chi phí vận chuyển, khi đến tay người tiêu dùng, giá đường ở mức 19.000 - 19.500 đồng/kg là nhà bán lẻ đã có lời. Tuy nhiên, giá đường từ nhà bán sỉ hoặc bán lẻ thứ cấp trên thị trường hiện vẫn giữ mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đối tượng hưởng phần lớn mức chênh lệch giữa giá bán buôn và bán lẻ là các nhà phân phối. Hiện nhiều nhà phân phối đã xây dựng hệ thống đại lý chuyên bao thầu đầu ra cho tất cả nhà máy đường, đồng thời thâu tóm toàn bộ hệ thống tiêu thụ, lũng đoạn giá đường trong nước, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà nông phải gánh chịu thiệt thòi.

 
2.       Cảnh báo
 

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản khó “đầu ra”, nếu nông dân tiếp tục tăng diện tích trồng mía, áp lực tiêu thụ mía sẽ rơi vào cảnh giống như lúa hàng hóa ùn ứ hiện nay. Trong bối cảnh đó, tình trạng buôn lậu đường, gian lận thương mại đang làm cho nhiều nhà máy đường rơi vào cảnh thua lỗ…

 

Mặt hàng đường là thực phẩm sử dụng trực tiếp nhưng việc kiểm soát lưu thông còn nhiều lỏng lẻo. Tình trạng pha trộn phẩm màu, đóng gói bao bì không được quy định và kiểm soát thiếu chặt chẽ; việc cấp phép cho các cơ sở được sản xuất kinh doanh đường của các địa phương đã góp phần công khai, hợp thức hóa đường nhập lậu. Các cơ quan chức năng biết chắc chắn là đường nhập lậu nhưng không đủ cơ sở pháp lý để tịch thu.

 

Về sản xuất đường, do các vụ trước sản xuất có hiệu quả, các nhà máy đường đã tập trung đầu tư chiều sâu vừa hiện đại hóa, vừa mở rộng công suất nhà máy. Với công suất hiện nay, nếu có đủ mía, các nhà máy có thể sản xuất được gần 2,0 triệu tấn đường. Trong điều kiện nguồn cung đường thế giới đang ở tình trạng dư thừa, giá thành sản xuất đường trong nước ở mức cao, việc phải xuất khẩu do lượng đường sản xuất ra cao hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ là một áp lực rất lớn của ngành đường. Để phát triển ổn định, các nhà máy đường cần phải phối hợp với nhau trong việc điều tiết sản xuất, tạo ra số lượng sản phẩm phù hợp theo khả năng tiêu thụ của thị trường.

 

Về tiêu thụ đường, hiện nay liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp quan tâm để tạo nên mối quan hệ hữu cơ gắn bó. Ngoài một số doanh nghiệp có ký kết hợp đồng với các hộ tiêu thụ lớn, còn lại đều phụ thuộc vào sức mua của thị trường. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn buôn lậu đường vẫn chưa có kết quả và lượng đường tồn kho lớn vẫn đang là áp lực lớn của các nhà máy trước khi bước vào vụ mới.

 

Hiện các doanh nghiệp trong nước tìm mọi cách để xuất khẩu đường sang Trung Quốc và cách này được xem như là “cửa thoát hiểm” duy nhất của ngành mía đường, nhằm giải quyết lượng đường dư thừa năm 2012, 2013 và những năm tiếp theo. Chưa tính đến tình trạng gian lận thương mại, chỉ tính riêng việc tạm nhập, tái xuất đường sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ  đã là “đối thủ” cạnh tranh lớn nhất với nhiều lợi thế làm bít lối ra gần như duy nhất của sản lượng đường dư thừa của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1494

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD