Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33339295
BÁO CÁO TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN THÁNG 9/2013, QUÝ III VÀ DỰ BÁO QUÝ IV
Thứ ba, 05-11-2013 | 08:05:41

Thị trường urê thế giới tiếp tục ảm đạm, xu hướng giá giảm. Nhiều phiên đấu thầu mua/bán urê vẫn diễn ra. Tuy nhiên trong đó có một số được đấu thầu lại. Giao dịch thị trường ở mức khá hạn chế.

 

Tại thị trường Việt Nam, giá phân bón trong tháng 9 chững lại cho đến giảm do hiện các vùng của ĐBSCL diện tích xuống giống chưa nhiều nên nhu cầu không cao. Mặt khác, các tỉnh miền Đông cũng đã qua thời kỳ chăm sóc cho các loại cây công nghiệp.

 
BÁO CÁO CHI TIẾT
---

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1. Diễn biến giá
 
 
URÊ

Thị trường urê trên thế giới tháng 9 trong xu hướng giao dịch ảm đạm. Theo nguồn tin từ farmfutures.com, tính đến ngày 16/9 giá phân urê được cải thiện bởi những hợp đồng lớn và thiết lập một mặt bằng giá mới; giá urê tại Biển Đen đã tăng khoảng 11,3 USD/tấn so với ngày 10/9 lên 267,5 USD/tấn; tại vùng Vịnh giá cũng được điều chỉnh tăng 5,5 USD lên 290,5 USD/tấn, sau khi giảm 50 USD kể từ mức cao vào mùa đông năm ngoái.

 

Đáng chú ý, giá urê tại Biển Đen tính từ đầu năm cho đến tháng 9 thì tháng 2 là tháng đạt mức giá cao nhất 445 USD/tấn. 

 

KALI
 

Giá phân kali tiếp tục giảm nhẹ. Giá bán buôn tại vùng Trung Tây nước Mỹ giảm thêm 2,50 USD xuống còn 387,5 USD/tấn.

 

Mức giá thấp nhất hiện tại trên thị trường bán lẻ khoảng 460 USD, nhưng phần lớn các nhà bán lẻ vẫn bán ở mức giá 500 USD hoặc cao hơn.

 

Giá kali tại thị trường Trung Quốc khá ổn định sau khi suy giảm vào tuần đầu tháng 8, vững ở mức 2.430 NDT/tấn.

 

DAP
 

Giá DAP trên thị trường thế giới tiếp tục giảm. Ngày 15/8, giá DAP mức giảm phổ biến khoảng 5 USD/tấn tại nhiều khu vực. Trong đó, thị trường Tampa có mức giảm mạnh nhất, từ 5-10 USD/tấn, xuống quanh mức 440-455 USD/tấn FOB.

 

Tại Trung Quốc, thị trường trong nước và xuất khẩu khá ảm đạm. Nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu ít đã áp lực lên các nhà máy sản xuất. Do ảnh hưởng từ sự suy giảm của giá DAP thế giới, giá DAP xuất khẩu giảm 5 USD/tấn xuống còn 425-435 USD/tấn FOB vào những ngày đầu tháng 8. Giá DAP nội địa dao động quanh khoảng 2860 NDT/tấn.

 
2. Nguồn cung - cầu
 

Thị trường Kali thế giới vẫn tiếp tục ảm đạm. Việc ra đi của Uralkali (Công ty sản xuất phân lân của Nga đã từ chối một thỏa thuận hợp tác kiểm soát 43% lượng kali xuất khẩu) khỏi BPC (Belarus Potash Company - Công ty sản xuất Kali của Belarus) vẫn đang là sự kiện được thị trường quan tâm và chờ đợi những động thái mới sẽ xảy ra từ sự kiện này.

 

Hầu hết giới phân tích và thương nhân đều kỳ vọng rằng giá Kali sẽ có thể giảm trong thời gian tới. Bởi áp lực về lượng và giá bán nên Uralkali đã quyết định tách ra khỏi BPC, thực hiện chiến lược giá giảm nhằm đẩy mạnh lượng hàng bán ra. Hiện 100% sản phẩm của công ty này đã hoàn toàn không bị ràng buộc bởi BPC. Trước đó, Uralkali đã ký được hợp đồng cung cấp Kali khoảng 500.000 tấn tới thị trường Trung Quốc.

 

Hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng Kali khá lớn, hiện Trung Quốc đã đạt được một số thỏa thuận tham gia sản xuất Kali tại châu Phi.

 

Theo nguồn Farmfutures.com lượng phân Kali tồn kho tính đến tháng 8/2013 khoảng 2,7 triệu tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012.

 

II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

 

1.Diễn biến giá
 

Thị trường phân bón trong nước tháng 9 trong xu hướng giảm giá. Do những nguyên nhân:

 

+khu vực các tỉnh Tây Nguyên đã qua đợt chăm bón, các tỉnh vùng Đồng bằng chuẩn bị thu hoạch lúa. Do không có nhu cầu nên lượng hàng phân bón bán ra chậm.

+các tỉnh miền Đông cũng đã qua thời kỳ chăm sóc cho các loại cây công nghiệp.

+các tỉnh phía Bắc hiện đang là thời điểm cuối vụ hè thu, nhu cầu phân bón không nhiều.

+giá phân bón trên thị trường thế giới giảm.

 

Giá phân urê nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc phổ biến ở mức giá 7.250-7.300 đ/kg; phân Urê Phú Mỹ giá 8.900-9.000 đ/kg;

 

Phân DAP Trung Quốc (16-44) dao động quanh mức 11.000 – 11.200 đ/kg; DAP Hàn Quốc (18-46) có giá 11.800 đ/kg.

 

Phân bón nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai có giá 1.900 CNY/tấn đối với urê và 2.900 CNY/tấn đối với DAP 18-46.

 

 

2. Nguồn cung-cầu
 

Lượng tiêu thụ phân bón trong tháng 9 vẫn yếu do các tỉnh miền Đông đã qua thời kỳ chăm sóc các loại cây công nghiệp. Hiện năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng. Thậm chí một số mặt hàng cung cấp đủ 100% nhu cầu và còn dư để phục vụ xuất khẩu.

 

Tháng 8, tình hình sản xuất và kinh doanh của ngành sản xuất phân bón biến động không nhiều do vụ lúa hè thu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch và nhu cầu sử dụng phân bón trong vụ thu đông chưa đáng kể. Song, các doanh nghiệp trong ngành vẫn cố gắng duy trì ổn định sản xuất.

 

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu 2,9 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 25,39% về lượng và tăng 11,19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

 

SA là chủng loại phân bón được nhập khẩu về nhiều nhất, chiếm 25,7% tổng lượng phân bón nhập khẩu, với kim ngạch 140,6 triệu USD.

 

Theo số liệu từ TCHQ, trong tháng 8/2013, phân SA được nhập khẩu nhiều từ hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Giá phân SA nhập khẩu trung bình từ thị trường Nhật Bản là 147 USD/tấn, CFR và thị trường Trung Quốc là 128,5 USD/tấn, CFR.

 

So với tháng 7, sản lượng phân NPK tháng 8 ước đạt 203.100 tấn, giảm 2,0%; phân DAP ước đạt 16.000 tấn, giảm 31,3% (do dây chuyền sản xuất trục trặc làm giảm mạnh công suất); phân urê ước đạt 168.300 tấn, tăng 2,2%. Tính chung 8 tháng so với cùng kỳ, phân NPK ước đạt trên 1,6 triệu tấn, giảm 1,6%; phân DAP ước đạt 166,0 nghìn tấn, giảm 7,2%; riêng sản lượng phân urê ước đạt gần 1,4 triệu tấn, tăng 36,8%. (Phụ lục 1).

 

Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam từ đầu năm cho đến nay, chiếm 47,6% thị phần. Tuy nhiên, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc trong những gần đây có xu hướng giảm tương đối lớn so với mức thị phần 48,5% của năm 2012. (Phụ lục 2)

 

Tám tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn phân bón các loại từ thị trường Trung Quốc, trị giá 495,2 triệu USD, tăng 13,17% về lượng nhưng giảm 2,18% về trị giá so với 8 tháng 2012. (Phụ lục 3)

 
III. DỰ BÁO
 
1.Thế giới
 

Ba tháng cuối năm 2013, giá phân bón được dự báo trong xu hướng giảm. Do những nguyên nhân sau:

 

+giá dầu thô trên thế giới được dự báo ở xu hướng giảm do nguồn cung dầu mỏ từ các nước nằm ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ gia tăng trong ngắn hạn.

+nguồn cung urê đang khá dồi dào từ Trung Quốc bởi đang trong thời kỳ thuế xuất khẩu phân bón thấp. Đồng thời, sản phẩm urê của Công ty Sorfert OCI và công ty dầu mỏ Algeria Sonatrach có mặt trên thị trường thế giới trong tháng 8 đã đạt mức sản lượng chạy thử ổn định. Bên cạnh đó, lượng tồn kho tại một số nước vẫn ở mức cao.

 

Bảng: Khả năng cung/cầu urê trên thế giới năm 2013 ĐVT:Triệu mét tấn urê

Cung
 
Công suất
198,4
Khả năng cung cấp
182,1
Cầu
 
Nhu cầu
143,2

Nhu cầu urê không làm phân bón

28,6
Tổng cầu
171,8
Khả năng cân bằng
10,3
% cung ứng
6
(Nguồn: IFA)
 

Bảng: Nguồn cung amoniac, axit photphoric và muối kali trên thế giới năm 2013 - ĐVT: nghìn tấn

Năm
2013
2012
% so sánh
Ammonia (as N)
146.400
140.760
4,01
Phosphoric acid (as P2O5)
45.857
44.312
3,49
Potash (as K2O)
43.467
40.196
8,14
(Nguồn: FAO)
 
2. Việt Nam
 

Tổng nhu cầu phân bón năm 2013 ước khoảng hơn 10,2 triệu tấn, nguồn cung sản xuất trong nước là hơn 8 triệu tấn. Như vậy sẽ phải nhập thêm khoảng 2,2 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu phân bón chủ yếu tập trung vào 3 loại phân bón SA, kali và DAP.

 
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ CẢNH BÁO
 
1. Tồn tại
 
+Giá trên thị trường vẫn ở mức cao
 

Có một nghịch lý là trong mấy năm gần đây, dù nguồn cung phân bón trong nước đã dần được cân đối, đảm bảo, nhất là các loại phân urê, NPK, DAP... song trên thực tế giá phân bón trên thị trường vẫn còn cao.

 

Nhu cầu phân đạm urê cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta chỉ ở mức 1,9 - 2 triệu tấn/năm, trong khi tổng năng lực sản xuất urê của 4 nhà máy trong nước dự kiến năm 2013 đạt khoảng 2,34 triệu tấn. Như vậy urê không chỉ đáp ứng được 100% nhu cầu trong nước mà còn bắt đầu cho phép xuất khẩu.

 

Các loại phân bón khác như NPK năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước hiện đạt khoảng trên 3 triệu tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Phân lân, DAP cũng đang dần chủ động được nguồn cung ứng.

 

Cụ thể, như tại Cần Thơ mặc dù phải chịu 5% thuế VAT và phí vận chuyển nhưng phân urê nhập khẩu từ Trung Quốc lại có giá bán thấp hơn 500-1000 đ/kg so với urê sản xuất trong nước; giá urê tại Ninh Bình và Phú Mỹ có giá từ 470.000 - 500.000 đồng/bao, trong khi giá nhiều loại phân bón urê nhập khẩu từ Trung Quốc là 440.000 - 450.000 đồng/bao 50kg.

 

Đó là chưa kể mức chênh lệch giá từ công ty sản xuất đến đại lý cấp 1, 2... khi mà cả nước hiện có khoảng 500 cơ sở, công ty, đơn vị sản xuất phân bón và hơn 30.000 cửa hàng, đại lý phân phối lớn nhỏ.

 

+Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng
 

Hiện nay trong số hơn 500 cơ sở sản xuất phân bón đang hoạt động trên toàn quốc, phần lớn chỉ được trang bị phương tiện sản xuất đáng già vài chục triệu đồng nhưng vẫn được cấp phép hoạt động.

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất và kinh doanh phân bón chưa được xử lý triệt để là do việc cấp giấy phép sản xuất kinh doanh phân bón khá đơn giản. Cơ sở sản xuất phân bón "tự công bố và đăng ký" tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, khi đưa vào sản xuất, lưu thông rồi cơ quan chức năng mới tiến hành hậu kiểm. Lợi dụng điều đó, nhiều cơ sở đã in khống hàm lượng, vi lượng trên bao bì, thậm chí làm nhái bao bì của các doanh nghiệp phân bón lớn, có thương hiệu uy tín để dễ dàng tiêu thụ. Nhiều nông dân ham giá rẻ mua về sử dụng. Một mùa sau khi chăm bón cho cây trồng kém chất lượng mới phát hiện ra đó là hàng kém chất lượng.

 
2. Cảnh báo
 

+Phân bón kém chất lượng được nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch

 

Theo số liệu của Vụ Thương mại biên giới và miền núi – Bộ Công Thương, mặt hàng phân bón được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung. Loại phân bón nhập chủ yếu là phân DAP, urê và một số loại trong nước chưa sản xuất được như SA, Kali. Phân DAP Trung Quốc đã bị “phanh phui” nhiều vụ kém chất lượng, nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ. Tại khu vực này, phân bón DAP Trung Quốc được người dân mua nhiều nhất vì giá rẻ.

 

+Với việc đưa vào sử dụng nhà máy DAP số 2 (công suất 330.000 tấn/năm) tại Lào Cai vào năm 2014 cộng với nhà máy DAP số 1 đang hoạt động tại Hải Phòng (công suất 330.000 tấn/năm), ngành phân bón Việt Nam sẽ dần chủ động được nguồn cung đối với mặt hàng này.

 

Với năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng trên 80% nhu cầu phân vô cơ, với việc chủ động hoàn toàn nguồn cung mặt hàng urê, ngành phân bón trong nước có thể sẽ chuyển sang xuất khẩu.

 
V. Phụ lục
 

1. Bảng số liệu thống kê chủng loại phân bón nhập khẩu 8 tháng 2013

Chủng loại
lượng (Tấn)
trị giá (USD)
Tổng
2.916.128
1.122.618.757
SA
751.576
140.651.959
Kali
641.737
290.831.188
Ure
411.674
141.699.152
NPK
362.824
175.084.233
DAP
350.015
283.062.040
(Nguồn số liệu: TCHQ)
 
2. Bảng thống kê thị trường nhập khẩu phân bón 8 tháng 2013

ĐVT: Lượng(tấn); Trị giá (USD)

 
NK 8T/2013
NK 8T/2012
% so sánh
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
lượng
trị giá
Kim ngạch
2.916.128
1.122.618.757
2.325.707
1. 009.649.398 
25,39
11,19
Trung Quốc
1.388.939
495.276.754
1.227.281
506.317.337
13,17
-2,18
Philippin
246.218
116.275.799
197.468
96.182.844
24,69
20,89
Nhật Bản
196.030
39.904.983
194.737
48.650.568
0,66
-17,98
Canada
142.758
66.514.865
114.540
62.119.674
24,64
7,08
Hàn Quốc
140.227
36.621.675
39.842
14.240.731
251,96
157,16
Đài Loan
45.386
11.315.304
52.139
14.930.124
-12,95
-24,21
Nauy
28.746
14.543.025
23.800
12.245.107
20,78
18,77
Malaixia
20.336
7.722.965
12.223
5.425.184
66,37
42,35
Nga
16.992
78.830.071
87.125
40.618.969
-80,50
94,07
Bỉ
14.691
9.025.191
10.253
6.536.302
43,28
38,08
Thái Lan
5.102
4.909.307
2.231
2.604.540
128,69
88,49
Hoa Kỳ
2.010
3.023.738
2.023
3.620.258
-0,64
-16,48
Ấn Độ
1.797
5.255.124
2.391
6.246.235
-24,84
-15,87
(Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ TCHQ)
 

3. Tham khảo giá một số chủng loại phân bón nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 8/2013

Chủng loại

Đơn giá (USD/Tấn)

Cảng, cửa khẩu

PTTT

Phân bón Ammonium Clorua (NH4CL). Hàm l­ợng N: 25%, Đóng bao quy cách 50kg/bao. Do TQSX

114,38
Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)
DAP

Phân bón SA (Ammonium Sulphate) -Hàng bao ( 50kg/bao)

120
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân DAP (DIAM MONIUM PHOSPHATE ); N>=18% - P2O5>=46% ; Đóng Bao 50 kg/bao; Do TQXS.

440,81
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAP

Phân bón Mono-Ammonium Phosphate (MAP: 12-61-0), đóng gói 8 kg/bao

950
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân bón DAP (18-46-0) (50 kg/bao)

470
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân DAP (Di-Ammonium Phosphate) Hàng bao (50kg/bao)

472
Cảng Khánh Hội (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón NPK dạng viên 30-9-9+1.5MgO+T.E

561
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân bón S.A (Ammonium Sulphate), (50kg/bao)

123
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân Amoni Clorua (CTHH: NH4CL), hàm lượng N>= 25%, đóng bao 50kg/bao, xuất xứ Trung Quốc.

125
Cảng Chùa vẽ (Hải phòng)
CIF

Phân Urê ( Hàng kiểm tra chất l­ợng nhà n­ớc). 50kg net

334
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón DAP (Di-Ammonium Phosphate). 154000 BAO (50 kg/bao).

475,60
Cảng Khánh Hội (Hồ Chí Minh)
CFR

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1400

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD