Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  50
 Số lượt truy cập :  34077969
Báo cáo tổng hợp thị trường đường năm 2013 và dự báo năm 2014
Thứ sáu, 21-03-2014 | 08:59:49

Giá đường trên thị trường thế giới trong tháng 12 tiếp tục xu hướng giảm do lượng đường tồn kho tăng. Tính chung năm 2013, giá đường thô và đường trắng đã giảm 18% và 15%.

 

Tại thị trường Việt Nam, trong tháng 12, các nhà máy đường đang vào vụ, trong khi đường nhập khẩu theo hạn ngạch mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO sẽ về tiếp, tồn kho cao. Nhìn chung trong năm 2013 giá đường trong nước ở mức thấpdo mất cân đối giữa cung và cầu quá lớn là tác nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra cũng như giá cả.

 

I.       TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1.       Diễn biến giá đường tháng 12 và năm 2013

 

Giá đường trên thị trường thế giới tháng 12 đồng loạt giảm mạnh. Trong 4 tuần từ 20/11- 20/12, giá đường thô trên sàn ICE giảm từ 17,60 cent/lb xuống mức 16,15 cent/lb, giảm 8,2%. Cùng với xu hướng giảm giá, giá đường trắng trên sàn Liffe giảm xuống 438,80 USD/tấn vào ngày 20/12, so với đầu tháng 12 là 464 USD/tấn, đã giảm 26 USD/tấn, tương đương 5,6%.

 

Tính chung giá đường thô và đường trắng trong năm 2013 đã giảm 18% và 15%. Giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm rưỡi vào ngày 18/12, đường thô kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE giảm xuống 15,86 cent/lb và đường trắng giao tháng ba trên sàn Liffe xuống mức 433,40 USD/tấn.

 

Đồ thị 1: Giá đường thô tại New York năm 2013 (ĐVT: Cent/lb)

Nguồn: Vinanet.com.vn

 

Giá đường trong năm 2013 sụt giảm do sản lượng đường tại các quốc gia trồng mía lớn như Brazil, Australia, Thái Lan… tăng mạnh sau khi giá đường đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm vào tháng 2/2011. Theo chỉ số Standard & Poor’s GSCI, chỉ số đo lường mức biến động giá của 24 loại nguyên liệu hàng hóa thô, đường là loại nguyên liệu có mức giảm giá lớn nhất trong năm 2013.

 

2.       Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ tại một số thị trường chủ chốt

 

Dự báo sản lượng đường toàn cầu trong niên vụ 2013/14 sẽ đạt mức 174,82 triệu tấn, giảm hơn 1 triệu tấn so với niên vụ trước. Tuy sản lượng đường tại Ấn Độ và Nga giảm mạnh nhưng được bù lại một phần bởi sản lượng đường tại Trung Quốc và Thái Lan tăng lên.

 

Brazil: Trong niên vụ 2013/2014, sản lượng đường của Brazil- quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới- dự kiến sẽ đạt 38,75 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ đường tại Brazil được giữ ổn định ở mức 27,3 triệu tấn. Và xuất khẩu được dự báo ở mức 27,25 triệu tấn (trong đó đường thô chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu).

 

Ấn Độ: Sản lượng đường của Ấn Độ dự kiến trong niên vụ 2013/2014 sẽ giảm 1,74 triệu tấn, tương đương 6,4% so với niên vụ 2012/2013 xuống còn 25,45 triệu tấn do tình trạng hạn hán khiến diện tích gieo trồng giảm xuống. Xu hướng sử dụng đường tại Ấn Độ tiếp tục tăng cao hơn. Dự báo lượng đường xuất khẩu của Ấn Độ niên vụ 2013/2014 sẽ đạt mức 2 triệu tấn do lượng đường tồn kho của Ấn Độ (Ấn Độ trở thành nước dư thừa đường nhiều nhất thế giới, đạt mức 10,4 triệu tấn đường trong niên vụ 2012/2013) và nhu cầu sử dụng đường tại thị trường Châu Phi ở mức cao.

 

EU: Dự kiến sản lượng đường của EU niên vụ 2013/2014 sẽ đạt 16 triệu tấn, giảm gần 600.000 tấn so với niên vụ trước do diện tích trồng củ cải đường thu hẹp lại và năng suất cây trồng giảm. Nhu cầu sử dụng đường của khu vực EU niên vụ 2013/2014 gần như không thay đổi. Lượng đường được EU nhập khẩu dự kiến sẽ giảm xuống, đạt 3,65 triệu tấn niên vụ 2013/2014. Trong khi đó, lượng đường xuất khẩu của EU bị khống chế bởi trần xuất khẩu của WTO được duy trì ở mức 1,5 triệu tấn.

 

Bảng 1: Dự báo cung cầu đường thế giới niên vụ 2013-2014 (ĐVT: triệu tấn)

Niên vụ 2013/2014

Dự trữ đầu kỳ

Sản lượng

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Tiêu thụ nội địa

Dữ trữ cuối kỳ

Thế giới

43,162

174,826

52,545

58,678

168,478

43,379

Brazil

-535

38,750

0

27,250

11,260

-295

Ấn Độ

10,425

25,450

1,800

37,675

2,0

9,475

EU

4,044

16,000

3,650

1,500

18,300

3,8941

Trung Quốc

6,790

14,800

2,800

45

16,000

8,345

Thái Lan

3,240

10,900

 

8,700

2,650

2,790

Mỹ

1,980

8,054

3,059

227

10,691

2,175

Mêxicô

1,548

6,890

231

2,485

5,140

1,044

Nga

275

4,400

1,100

100

5,415

260

Australia

83

4,300

90

3,190

1,218

65

Philippin

887

2,500

40

350

2,250

827

Nguồn: USDA

 

Thái Lan: dự báo sản lượng đường của Thái Lan niên vụ 2013/2014 sẽ tăng 900.000 tấn so với niên vụ trước đó lên mức cao kỷ lục 10,9 triệu tấn. Nguyên nhân diện tích gieo trồng mía và năng suất cây trồng tại Thái Lan tăng lên. Xu hướng tiêu thụ đường tại Thái Lan tiếp tục tăng cao hơn do mức tiêu thụ đường của các hộ gia đình và sử dụng đường trong công nghiệp tăng. Dự báo lượng đường xuất khẩu của Thái Lan niên vụ 2013/2014 sẽ tăng vọt, đạt 8,7 triệu tấn do nhu cầu sử dụng đường của khu vực Châu Á tăng lên, đặc biệt nhu cầu sử dụng đường của Indonesia và Campuchia.

 

Trung Quốc: Tổng sản lượng đường trong niên vụ 2013/14 của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức 14,8 triệu tấn, cao hơn 5% so với niên vụ 2012/13. Nguyên nhân sản lượng mía cây tăng cao hơn, bù lại mức giảm 15% của sản lượng củ cải đường. Sản lượng củ cải đường của Trung Quốc giảm do diện tích gieo trồng bị thu hẹp. Trong niên vụ 2013/14, sản lượng đường được làm từ mía cây và củ cải đường của Trung Quốc được dự báo lần lượt đạt: 13,8 triệu tấn và 1 triệu tấn.

 

Dự báo lượng đường tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng 6% trong niên vụ 2013/14. Lượng đường dự trữ tính đến cuối niên vụ 2013/14 của Trung Quốc dự báo sẽ đạt mức cao với 8,34 triệu tấn. Trong niên vụ 2013/14, dự kiến lượng đường được Trung Quốc nhập khẩu sẽ đạt 2,8 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với con số ước tính của niên vụ 2012/2013 do đường thô nhập khẩu được dự báo sẽ có mức giá cạnh tranh hơn giá đường nội địa Trung Quốc. Lượng đường được Trung Quốc nhập khẩu trong niên vụ 2012/13 dự kiến đạt 3,8 triệu tấn; tăng cao đáng kể so với mức hạn ngạch thuế quan (TRQ): 1,95 triệu tấn. Mặc dù lượng đường được nhập khẩu ngoài mức hạn ngạch thuế quan sẽ phải chịu mức thuế suất 50%, đường thô và đường tinh luyện nhập khẩu vẫn có giá cạnh tranh hơn giá đường nội địa Trung Quốc do giá đường quốc tế ở mức thấp.

 

Nga: Sản lượng đường của Nga dự kiến niên vụ 2013/2014 sẽ đạt 4,4 triệu tấn, giảm 600.000 tấn so với niên vụ trước do diện tích gieo trồng giảm mạnh khi giá đường trên thế giới giảm. USDA dự báo, lượng đường nhập khẩu của Nga niên vụ 2013/2014 sẽ tăng gần gấp đôi lên mức 1,1 triệu tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

 

II.     THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC                                         

1.       Diễn biến giá tháng 12 và năm 2013

 

          Giá đường trong tháng 12/2013 ổn định so với tháng trước đó, cụ thể: giá đường bán buôn RS phổ biến ở mức 14.000 – 15.400 đồng/kg, giá đường RE ở mức 14.800 – 15.700 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường phổ biến ở mức 18.000 đồng/kg – 21.000 đồng/kg. Nhìn chung diễn biến giá đường trong năm 2013 ổn định ở mức thấp- thấp nhất ở những tháng đầu năm- sau đó tăng nhẹ vào tháng 7 do nhu cầu tăng để sản xuất bánh kẹo phục vụ Rằm tháng 7 và Tết Trung thu. Những tháng cuối năm giá đường đã ổn định trở lại, không có nhiều biến động. So với năm trước giá đường thấp hơn gần 2.000đồng/kg tương đương mức giảm 13%.

 

Bảng 2: Giá đường tháng 12/2013 (ĐVT:đ/kg)

Loại

Thị trường

Giá bán buôn

Đường kính trắng (RS)

Hà Nội

15.300-15.800 đồng/kg

Đường kính trắng (RS)

miền Trung

15.100-15.300 đồng/kg

Đường RE

 

15.400 - 16.300 đồng/kg

 Nguồn: Bộ Tài chính

 

2.       Cung-cầu

 

Trong niên vụ 2013- 2014, ngành mía đường dự kiến sản xuất 1,6 triệu tấn đường, tăng 5% so với niên vụ trước. Tồn kho đầu vụ 372.580 tấn, nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 73.500 tấn. Như vậy, tổng nguồn cung đường trong năm khoảng 2 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa từ 1,4 -1,5 triệu tấn; xuất khẩu khoảng hơn 200 nghìn tấn, sau khi cân đối cung cầu sẽ còn thừa 300.000 tấn.

 

Bảng 3: Thống kê và dự báo cung- cầu đường (ĐVT: tấn)

Niên vụ

Sản xuất

Tiêu thụ

2011- 2012

1.300.000

1.400.000

2012-2013

1.500.000

1.300.000

2013-2014

1.600.000

1.400.000

Nguồn: VSSA

 

Đến ngày 15/11/2013, các nhà máy đường ép được 1.217.319 tấn mía, sản xuất được 104.214 tấn đường, riêng Nhà máy đường luyện Biên Hòa sản xuất được 32.295 tấn đường. Tổng lượng đường các nhà máy đường sản xuất được: 136.509 tấn. Tồn kho đến ngày 15/11/2013 tại các nhà máy đường là 95.069 tấn, tại các công ty thương mại thuộc Hiệp hội là 8.473 tấn.

 

III.    DỰ BÁO GIÁ

 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng đường toàn cầu trong niên vụ 2013- 2014 sẽ đạt 175 triệu tấn, tiếp tục vượt nhu cầu sử dụng đường. Qua đó sẽ tạo áp lực lên giá đường trên thế giới.

 

Tổng thư ký Văn phòng Hội đồng Mía đường Thái Lan (OCSB), cho biết sản lượng đường của Thái Lan trong niên vụ 2013/14 sẽ đạt mức cao nhất, đạt 11 triệu tấn. Kéo theo đó, lượng đường xuất khẩu của Thái Lan cũng được dự báo tăng từ mức dự kiến 7,4 triệu tấn trong năm 2013 lên 8,5 triệu tấn trong năm 2014. Các chuyên gia nhận định điều này sẽ khiến tình trạng dư thừa đường trên toàn cầu thêm trầm trọng và có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của giá đường.

 

Ngân hàng ANZ cho biết Trung Quốc (nước tiêu thụ đường lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 7% tổng sản lượng đường toàn cầu) có thể sẽ giảm một nửa lượng đường nhập khẩu trong năm 2014, do dự trữ quốc gia tăng cao sau đợt nhập khẩu lớn của nước này trong năm nay cũng sẽ ảnh hưởng đến giá đường.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1174

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD