Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  49
 Số lượt truy cập :  34078392
Báo cáo tổng hợp thị trường thực phẩm năm 2013 và dự báo năm 2014
Thứ ba, 01-04-2014 | 08:07:35

Thị trường thực phẩm tháng 12 diễn ra sôi động khi giá thịt lợn, rau quả liên tục đứng ở mức cao, nhưng giá trứng lại sụt giảm mạnh và thị trường thịt bò giảm nhẹ do cạnh tranh mạnh với thịt nhập khẩu. Những tháng cuối năm 2013 người chăn nuôi đã có lãi. Mặc dù giai đoạn giữa năm 2013, có thời điểm giá lợn hơi giảm xuống 38.000-39.000 đ/kg, nhưng sau đó tăng đều lên tới 55.000 đ/kg vào tháng 12/2013.

Sau đây là báo cáo đánh giá toàn diện về diễn biến mặt hàng thực phẩm trong tháng 12, năm 2013 và dự báo năm 2014.

 

BÁO CÁO CHI TIẾT

 

I. CUNG CẦU VÀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM

 

1. Diến biến thị trường

 

1.1.Thịt

 

Tht ln: Năm 2013 thịt lợn là mặt hàng có giá ít biến động trong những tháng đầu năm, nhưng tăng đều vào các tháng cuối năm. Từ khoảng giữa tháng 12, giá bán thịt lợn đã tăng 5-10% so với hồi tháng 10, còn so với đầu năm tăng 25%. Cụ thể, thịt lợn ba chỉ 90.000-100.000 đ/kg; thịt mông 90.000-95.000 đ/kg; thịt chân giò 95.000-100.000 đ/kg, xương cục 70.000-75.000 đ/kg, sườn thăn 105.000-120.000 đ/kg…giá thịt lợn hơi cũng tăng: Miền Bắc giá khoảng 55.000đ/kg, tăng 10.000 đ/kg so với cách đây 2 tháng; miền Nam giá khoảng 50.000 đ/kg, tăng 10.000 đ/kg.

 

Nguyên nhân, giá thịt lợn tăng là do tình hình thời tiết bất thường khiến nguồn cung giảm. Thêm nữa, việc thương lái thu mua lợn quá lứa xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khiến giá biến động và do các hộ chăn nuôi giữ hàng đến sát Tết bán nên nguồn cung ít đi,

 

Việc thu gom và vận chuyển lợn sang Trung Quốc đã tạo cơn sốt giá lợn ở miền Bắc. Việc thương lái thu mua lợn cũng giúp người chăn nuôi có lãi. Thực tế suốt nửa năm qua, giá lợn trong nước liên tục nằm dưới giá thành. Có thời điểm, giá lợn đã giảm xuống “đáy”, chỉ còn 36.000-38.000 đ/kg, trong khi chi phí giá thành đã là 40.000-42.000 đ/kg khiến người nông dân luôn thua lỗ. Bắt đầu từ khoảng tháng 9/2013, các thương lái từ Trung Quốc đã sang Việt Nam, vào tận các tỉnh miền Nam để thu mua loại lợn mỡ, xuất sang bên kia biên giới, theo 3 đường chủ yếu là qua các cửa khẩu Chi Ma, Thất Khê của tỉnh Lạng Sơn và Bắc Phong Sinh (Móng Cái, Quảng Ninh).

 

Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ thiếu nguồn cung có thể xảy ra. Theo tính toán, lượng lợn thịt XK sang TQ tại các tỉnh Đồng băng sông Hồng chiếm khoảng 30% tổng đàn. Đặc biệt tại một số vùng không nuôi lợn siêu nạc, tỉ lệ lợn XK qua TQ chiếm khoảng 50 - 60%.

 

Hội Chăn nuôi Việt Nam - khuyến cáo, nếu người dân thấy có lãi mà đổ xô vào nuôi lợn trong thời điểm này, làm mất cân đối cung - cầu, có thể ngành chăn nuôi sẽ lại tiếp tục gặp khó khăn. Mặt khác, khi người chăn nuôi được giá ồ ạt bán cho Trung Quốc trong khi không kịp tái đàn cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước, nhất là thời điểm này nhu cầu thịt lợn phục vụ cho Tết Nguyên đán bắt đầu tăng cao. Nhiều chuyên gia lo ngại, hiện tượng này có thể lặp lại thực trạng như năm 2011, khi lợn được thu gom ồ ạt để xuất sang Trung Quốc vào dịp cuối năm, đã gây nên cơn sốt giá thực phẩm trong nước khi nguồn thịt trong nước sụt giảm.

 

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định, lượng lợn xuất đi Trung Quốc không ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt trong nước, vì lượng lợn trong nước hiện vẫn còn rất dồi dào, trong khi sức tiêu thụ trong nước không tăng đột biến. Song, Cục Chăn nuôi vẫn khuyến cáo người dân cần tỉnh táo đừng vì quá hám lợi trước mắt mà có những thay đổi trong kế hoạch chăn nuôi, chúng ta chưa thể xem Trung Quốc như một thị trường thường xuyên, trọng điểm để sản xuất chạy theo.

 

Din biến giá tht ln năm 2013. ĐVT: đ/kg

 

Tht bò: Ngược lại với giá thịt lợn, thì thịt bò lại giảm nhẹ.Thịt bò thăn tại miền Bắc, giá phổ biến khoảng 230.000 -245.000 đ/kg, giảm 5.000 -7.000 đ/kg; Miền Nam 230.000 -235.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg.

 

Thịt bò Úc ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Trong khi người chăn nuôi trong nước đang khó khăn vì thua lỗ kéo dài thì thịt lại được nhập khẩu về ồ ạt. Thịt nhập giá rẻ khiến người dân không thể cạnh tranh... Thương vụ Úc cho biết, 11 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã nhập khẩu gần 50.000 con bò từ Úc. Dự kiến đến hết năm 2013 sẽ có tổng cộng 60.000 con bò được nhập khẩu vào Việt Nam, trung bình mỗi tháng nhập khoảng 5.000 con bò Úc. Nguyên nhân nhập bò Úc tăng đột biến trong năm nay là do nguồn cung bò thịt từ Lào, Campuchia giảm. Trong năm 2014 cũng sẽ có khoảng 60.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam.

 

Giá mua tại Úc là 2 USD/kg thịt bò hơi, thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chỉ 58.000 đ/kg. Trong khi đó, bò Việt Nam giá 70.00 đ/kg bò hơi. Giá bò thịt trong nước cao nên khoảng chênh lệch giá giữa thịt bò Úc và bò Việt Nam rút ngắn còn 6% mặc dù thuế nhập khẩu bò đông lạnh khá cao, từ 15-20%. Ngoại trừ thịt phi lê đắt hơn 10.000-20.000đ/kg, còn các mặt hàng khác như bắp bò, thịt đùi… giá tương đương bò Việt Nam.

 

Hiện giá thịt bò Úc bán tại các siêu thị khá rẻ: nạc đùi 244.000 đ/kg, gầu 180.000 đ/kg, nạm 135.000 đ/kg, gân 120.000 đ/kg, bắp bò 225.000 đ/kg. Hai loại thịt bò ngon nhất và đắt nhất là thăn và philê giá 320.000 đ/kg, đắt hơn khoảng 5% so với bò trong nước.

 

Trước năm 2013, thực chất, nguồn bò thịt tiêu thụ ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar qua các cửa khẩu Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang), Lao Bảo (Quảng Trị). Lượng bò nhập khẩu này đã trở thành nguồn bò trong nước và phân phối khắp các vùng miền trên cả nước. Từ khi bò Úc nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam đã cân đối được nguồn cung và tạo nên một thị trường ổn định về giá cả, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vì Úc được xem là một ngành công nghiệp chăn nuôi sạch, không dịch bệnh.

 

Tht gà: Giá thịt gà giảm, gà lông trắng từ mức 48.000 đ/kg, hiện đã giảm kỷ lục xuống chỉ còn 20.000 – 21.000 đ/kg (xuất tại chuồng); gà lông đỏ Lương Phượng từ 47.000- 48.000 đ/kg, nay chỉ còn 34.000 – 35.000 đ/kg; gà thả đồi giá ổn định nhất cũng chỉ còn 80.000 – 82.000đ/kg (giảm 10 – 15.000 đ/kg); các trang trại nuôi gà thịt công nghiệp đang lỗ 7.000 - 8.000 đ/kg.

 

Hiệp hội Gia cầm miền Đông cho biết: giá gà công nghiệp trong nhiều tháng qua luôn ở mức dưới giá thành, người chăn nuôi lỗ nặng. Cuối tháng 11, giá nhích lên một chút, khoảng 28.000 đ/kg; từ đầu tháng 12, lại giảm còn 23.000-24.000 đ/kg, trong khi giá thành chăn nuôi từ 30.000-32.000 đ/kg. Dự báo vài tuần tới, giá gà sẽ giảm tiếp, còn 20.000 đ/kg.

 

Giá gà cuối năm giảm mạnh là do nguồn cung đang dư thừa, trước đây, mỗi tuần khu vực miền Đông Nam Bộ cung cấp từ 1,2-1,3 triệu con gà công nghiệp thì nay tăng lên 1,5 triệu con; hơn nữa thịt gà ngoại tràn vào đã khiến giá gà trong nước giảm mạnh.

 

1.2 Trứng: Từ khoảng tháng 3/2013, giá trứng bắt đầu nhích dần lên, có thời điểm đã lên tới 2.200 đ/quả. Nhưng ròng rã từ tháng 9/2013 đến nay, giá trứng gà liên tục lao dốc, đến giữa tháng 10/2013 tại các trang trại miền Bắc chỉ còn 1.500 đ/quả và đứng ở mức thấp từ đó tới nay. Giá thành mỗi quả trứng hiện không dưới 1.700 đồng, nhưng giá trứng đỏ (gà công nghiệp) hiện chỉ từ 1.400 - 1.500 đ/quả, mỗi quả trứng lỗ ít nhất 200 đồng. Tại Đồng Nai, giá trứng tại trại bán buôn 13.500-14.000 đ/chục (chưa đóng hộp), giảm gần 2.000 đ/chục so với hồi đầu tháng 10. Trứng cỡ trung bình 19 trứng/kg hiện chỉ 1.300-1.350 đ/quả.

 

Trong khi các trang trại giảm đàn để giảm lượng cung cấp trứng ra thị trường thì ngược lại, các DN lớn lại tăng đàn khiến trứng dư thừa, giá càng giảm thê thảm. Nhiều trại chăn nuôi dự báo, từ nay đến Tết giá trứng gia cầm có thể còn giảm sâu hơn vì mấy tháng gần đây nhiều trang trại tăng đàn mạnh, nhất là những doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài như Emivest, C.P... khiến cung vượt cầu. Ước tính lượng trứng hiện nay tăng gần 30% so với thời điểm giữa năm.

 

Mặc cho giá trứng tại các trang trại đang giảm mạnh, trứng bán lẻ vẫn giữ ở mức chênh lệch 60-100%, dao động từ 2.200-2.500 đồng/quả, cá biệt có loại trứng gà ác bán ở hệ thống siêu thị lên đến hơn 3.000 đồng/quả, trong khi doanh nghiệp mua của nông dân chỉ với giá bằng một nửa.

 

1.3 Rau củ: Từ tháng 1-6/2013, tình hình giá cả ổn định, đến tháng 7 mưa bão liên tiếp xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại nhiều diện tích trồng rau nên ảnh hưởng đến nguồn cung, giá các loại rau củ tăng mạnh, khoảng 15-25%.    

 

Giá rau quả tại Hà Nội tháng 12/2013. ĐVT: đ/kg

Mặt hàng

Giá 2/12/2013

Giá 6/12/2013

Giá 12/12/2013

20/2/2013

Bắp cải trắng

8500

8000

9000

8000

Bầu

6500

7000

8000

8000

Bí đỏ

12000

12000

14000

10000

Bí xanh

12000

8000

12000

10000

Cà chua

17000

16000

16000

14000

Cà tím

12000

12000

15000

14000

Cải ngọt

14000

12000

15000

13000

Củ cải trắng

14000

8000

11000

10000

Dưa chuột

24000

14000

13000

13000

Khoai tây

15000

20000

20000

20000

Rau muống

20000

6000

7000

8000

Su hào

40000

3500

5000

4000

Su su

65000

7000

8000

8000

 

Nếu tình trạng rét đậm kéo dài, nguồn rau xanh cung cấp ra thị trường sẽ khan hiếm. Nhóm hàng rau, củ, quả phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết, nếu thời tiết thuận lợi thì rau rất rẻ và ngược lại, thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, rét… thì giá rau sẽ tăng rất nhanh. Dự kiến thời điểm trước và sau Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nên giá mặt hàng rau sẽ vẫn giữ ở mức cao.

 

1.4 Thủy sản: Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá, tôm… ổn định. Cụ thể: Cá chép 70.000-85.000 đồng/kg; tôm sú 180.000-187.000 đồng/kg; cá quả 117.000-120.000 đồng/kg

 

1.5 Sữa: Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đàn bò sữa cả nước ước đạt 184.000 con năm 2013, cho ra 420.000 tấn sữa tươi nguyên liệu. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành sữa hiện nay còn thiếu nên đa số nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước là NK từ nước ngoài. Thực tế, ngành sữa luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước NK sữa nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm phải NK khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế.

 

Đặc biệt, trong dòng sữa nước, trên 70% sử dụng là sữa hoàn nguyên (hay sữa pha lại) có nguyên liệu từ sữa bột NK. Từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều công ty nhập khẩu sữa ngoại đã tăng giá bán thêm 10-15%, có loại tăng 20%. Hiện giá sữa nội thấp hơn giá sữa ngoại 27-74%, trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng sữa trong nước được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM khẳng định là tương đương với các sản phẩm ngoại nhập cùng chủng loại. Nhiều người tiêu dùng đang có tâm lý quay về với các sản phẩm sữa do Việt Nam sản xuất. Gần 2 tháng qua, lượng sữa ngoại bán ra giảm khoảng 50%.

 

Giá của 1 hộp sữa Dielac Alpha 123 của Vinamilk loại 900gram có giá 196.000 đồng, trong khi 1 hộp Similac Gain Plus Eye-Q cùng loại lại có giá lên tới 470.000 đồng. Hay như loại sữa dành cho trẻ biếng ăn hiệu PediaSure của Abbott có giá 554.000 đồng/hộp (900gram), trong khi sản phẩm cùng chức năng, cùng trọng lượng của Vinamilk giá chỉ khoảng 338.000 đồng/hộp, của Nutifood với giá 270.000 đồng/hộp…

 

1.6 Bia, rượu: Chỉ trong vòng 1 tuần giữa tháng 12, bia Sài Gòn, Heineken, Tiger đều tăng giá từ 5.000 -20.000 đồng/thùng tùy loại. Đầu tháng 12, bia Heineken 370.000 đồng/thùng thì nay đã ở mức 385.000 đồng/thùng. Bia Tiger giá 290.000 đồng/thùng. Không chỉ bia, mặt hàng nước ngọt cũng tăng giá. Coca-Cola trước đây giá bán tại đại lý 170.000 đồng/thùng, nay lên 178.000 đồng. Các loại rượu như: Vodka men, vodka Hà Nội, vodka Nga cũng đã tăng giá từ 5-7%...

 

1.7 Muối:Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính đến cuối tháng 11/2013 lượng  muối  tồn trong  diêm  dân  và  một  số  doanh  nghiệp sản  xuất  tương đối cao, ước khoảng  85.466  tấn, tăng 125%   so   với   cùng   kỳ   2012. Trong   đó,   miền   Bắc   tồn   28.269   tấn,   miền Trung tồn 32.829 tấn, Nam Bộ tồn 24.368 tấn.

 

Trong khi đó, lượng muối sản xuất ước tính 11 tháng/2013 vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Hiện, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.189 ha, trong đó, diện tích  muối  công  nghiệp 3.394  ha.  Sản  lượng  muối  đạt 1,01 triệu tấn,  tăng 28,3%  so  cùng  kỳ  2012  và  bằng  101%  kế hoạch năm 2013. Trong đó, sản lượng muối sản xuất công nghiệp 276.600 tấn, muối sản xuất thủ công 735.331 tấn.

 

Tuy nhiên, giá  muối  vẫn đang duy trì ở  mức  hợp  lý  và  tình  hình  cung  cầu  muối đáp  ứng  nhu  cầu  thị  trường  giữ  ở  mức  ổn  định.  Cụ  thể:  Miền  Bắc  1.700  - 2.500 đ/kg;   Nam   Trung   Bộ:   muối   sản   xuất   thủ   công   1.000   –   2.000 đ/kg,  muối  sản  xuất  công  nghiệp 1.200  –  1.300  đ/kg;  Đồng  bằng  sông Cửu Long 1.100 – 1.650 đ/kg.

 

2. Nguồn cung thực phẩm dồi dào

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 11/2013, cả nước đã có hơn 23 triệu con lợn, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu tấn, tăng 2,1%. Về chăn nuôi gia cầm, cả nước hiện có khoảng 300 triệu con, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó gà đạt 236,4 triệu con. Sản lượng thịt gia cầm từ đầu năm đến nay đạt 762.300 tấn, tăng 4,05%. Sản lượng trứng gia cầm đạt 7,422 triệu quả, tăng 1,7% so với năm 2012.

 

Theo thống kê của Cục Thú y, từ đầu năm 2013 đến nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 81.000 tấn thịt gia súc, gia cầm. Dự kiến cả năm 2013 nhập tổng cộng 90.000 tấn. Lượng thịt gia cầm nhập khẩu chiếm khoảng 70%, tương đương 57.000 tấn. Tổng số trâu bò nhập khẩu để giết mổ làm thực phẩm trong năm nay ước khoảng 151.611 con.

 

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tình hình cung cấp hàng hoá thiết yếu và giá cả thị trường trong những tháng cuối năm 2013 vẫn được đảm bảo. Nhu cầu hàng hoá nhân dân cả thành phố bình quân trong tháng Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014 bao gồm: gạo khoảng 55.000 tấn; thịt lợn khoảng 8.500 tấn; thịt gà khoảng 4.250 tấn; trứng gà, vịt khoảng 75 triệu quả; thuỷ hải sản tươi, đông lạnh khoảng 3.400 tấn; dầu ăn khoảng 4,2 triệu lít và khoảng 65.000 tấn rau củ quả tươi…Trong đó, lượng hàng hoá Hà Nội có thể tự cung cấp được trong tháng dự báo khoảng 20.000 tấn gạo, tương đương với 38,5% nhu cầu thị trường. Riêng thịt lợn Hà Nội có thể cung cấp đủ; thịt gà thương phẩm khoảng trên 2.100 tấn, chiếm 62% nhu cầu thị trường. Trứng gà, vịt khoảng 30 triệu quả; thuỷ hải sản tươi, đông lạnh khoảng 510 tấn (chiếm 15%); thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm khoảng 800 tấn (20%) và  khoảng gần 36.000 tấn rau củ quả tươi (chiếm 55%). Còn lại là hàng hoá sẽ được khai thác từ các tỉnh, thành phố lân cận như: Hải Phòng, Quảng Ninh cung cấp thuỷ, hải sản; Hưng Yên, Thái Bình cung cấp gạo; Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cung cấp thịt lợn, rau xanh…

 

II.   DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM NĂM 2014

 

Dự kiến thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu dùng tăng từ 15% – 18% so với các tháng bình thường trong năm, tập trung vào một số nhóm hàng thiết yếu phục vụ Tết như lương thực, thực phẩm, nhóm hàng bánh mứt kẹo, nước giải khát.Về nhóm hàng thực phẩm, từ tháng 9 đến nay giá thịt lợn tại Hà Nội tăng khoảng 5 – 8%. Dự kiến trong dịp Tết giá thịt lợn, gà tăng khoảng 5% – 10% nữa. Nhóm rau, củ quả hiện nay vẫn bình ổn, dự kiến trong dịp giáp Tết giá các mặt hàng này sẽ tăng cao.

 

Lượng lợn xuất đi Trung Quốc không ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt trong nước, vì nguồn cung dồi dào, trong khi sức tiêu thụ trong nước không tăng đột biến. Năm nay kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên sức mua giảm so với những năm trước. Bên cạnh đó, các siêu thị cũng tăng mạnh nguồn hàng phục vụ người dân dịp tết. Vì vậy, thị trường sẽ không biến động nhiều vào những tháng cuối năm.

 

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hằng năm đến thời điểm cận Tết, phía Trung Quốc sẽ ngưng mua lợn do thời gian không đủ để vận chuyển cũng như tiêu thụ. Chỉ cần phía Trung Quốc ngưng mua thịt lợn thì ngay lập tức giá thịt lợn trong nước sẽ giảm mạnh, khả năng Tết năm nay giá thịt lợn khó tăng, thậm chí còn giảm.

 

Một số doanh nghiệp lớn năm nay cũng đã tăng đàn, kể cả các trại tái đàn, khá nhiều. Chưa kể doanh nghiệp nước ngoài trước đây chủ yếu chăn nuôi gia cầm thì nay cũng đã chuyển sang nuôi lợn với số lượng lớn. Giá thịt lợn từ nay đến Tết sẽ khó có khả năng tăng do ngoài nguồn cung trong nước dồi dào, hiện lượng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu về cũng dồi dào.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1492

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD