Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33348928
Giá cà phê tăng: Nhìn lại một cách bán hàng
Thứ hai, 08-06-2015 | 07:26:17

Sau 7 ngày giao dịch có giá tăng liên tục, giá kỳ hạn cà phê robusta châu Âu phiên cuối tuần giảm nhẹ. Đợt tăng này đã nâng giá cà phê nội địa từ đáy thấp nhất tính từ 1-10-2014 đầu niên vụ. Liệu có bền vững?

Biểu đồ: Diễn biến giá sàn kỳ hạn robusta Ice châu Âu (nguồn: Ice Europe)

 

Giá cà phê nội địa “vượt cạn”

 

Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đã “vượt cạn” đẹp mắt từ mức thấp nhất trong vòng hơn tám tháng nay, từ mức 34 triệu đồng/tấn trong mấy ngày cuối tháng trước, đã nhanh chóng tăng mạnh, lên 38 triệu đồng/tấn, có nơi còn cao hơn tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu.

 

Giá tăng đã giúp tâm lý người còn hàng phần nào bớt lo lắng. Do giá ở tháng 10-2014 và trước Tết Ất Mùi 2015 ở mức cao trên 40 triệu đồng/tấn dựa trên mấy dự báo thế giới có khả năng thiếu hụt cà phê, nhiều thương nhân trong nước đã đua nhau gom hàng cà phê trữ có giá thành cao. Đến nay qua hơn tám tháng, giá nội địa càng lúc càng xuống, không thể bán được do thua lỗ. Chỉ tính trên giá, mức lỗ do giá cà phê hạ tới thời điểm tuần trước đều trên 5 triệu đồng/tấn, đó là chưa kể các chi phí phát sinh như chi phí tài chính, hao hụt tự nhiên… Một số người do thiếu vốn, gom hàng đưa bán gá vào kho nhận tiền ứng trước còn phải chịu lãi suất ngân hàng… nên thua lỗ càng lớn.

 

Trên sàn kỳ hạn robusta châu Âu, một đợt tăng liên tiếp suốt bảy ngày liền, được cho là khá dài, cũng đã chấm dứt tại phiên giao dịch cuối tuần khuya hôm qua ngày 5-6 tức rạng sáng ngày 6-6 giờ Việt Nam. Giá kỳ hạn đóng cửa chốt mức 1.728 đô la Mỹ/tấn, giảm 8 đô la/tấn so với hôm trước đó nhưng tổng thế tăng 153 đô la/tấn tính từ ngày 26-5 là ngày có giá kỳ hạn có giá thấp nhất đến nay cho cả niên vụ 2014-15 (xin xem biểu đồ phía trên).

 

Giải mã đợt giá tăng tuần qua

 

Nhiều người trách rằng đợt giá giảm mạnh vừa qua là do các dự báo của nhiều tổ chức, tập đoàn như Volcafe (Thụy Sĩ), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)… nâng sản lượng cà phê Brazil niên vụ mới của nước này trên 50 triệu bao (60 kg x bao). Không những thế, do cà phê được giá tính từ năm 2010 đến nay, nhiều nước đã tăng diện tích và làm giảm thiếu hụt cà phê, thậm chí có dư trong năm tới.

 

Dự báo sản lượng nông sản được hay mất mùa thường giúp thị trường có cái nhìn xa để từng công ty, nước sản xuất định trước hướng kinh doanh và cung cấp hàng hóa. Các con số dự báo sản lượng nông sản của từng tổ chức phát hành thường rất khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào cái nhìn chủ quan về thị trường, nhất là sau khi các quỹ đầu cơ tài chính nhảy vào các sàn kỳ hạn nông sản khuynh loát cung-cầu bằng sức mạnh đồng tiền.

 

Tuy vậy, con số dự báo sản lượng quá lớn làm nhiều người phát hoảng. Nhưng, đối với các nước sản xuất, nhiều người quên rằng bên cạnh một thị trường hàng thực, còn có thị trường hàng giấy (paper market), tức một loại giao dịch tài chính, chỉ lấy tên một loại nông sản như cà phê chẳng hạn “làm màu”. Người kinh doanh “hàng giấy” chẳng cần biết hàng thực là gì, ở đâu, chất lượng thế nào, giao nhận tới đâu v.v… Họ chỉ thanh toán với nhau bằng cách bù trừ bằng giấy tờ chứng chỉ có giá (tradable documents), lời lỗ được giải quyết bằng chuyển khoản là xong.

 

Đợt tăng tuần qua được cho rằng do các quỹ đầu cơ trên sàn kỳ hạn cà phê arabica tại New York (Mỹ) lỡ tay bán khống “hàng giấy” quá nhiều và nay phải tập trung mua lại bù. Khi mua mạnh, giá phải tăng.

 

Thật vậy, tính đến ngày 19-5, các quỹ đầu cơ trên sàn arabica Ice Mỹ đăng ký lượng bán ròng mức 3.595 hợp đồng thì đến ngày 26-5 đã tăng lên 18.682 hợp đồng, tương đương với 318.341 tấn.

 

Sức ép bán trên sàn kỳ hạn giảm

 

Đợt giá rớt thê thảm gần đây cũng còn được cho là xuất phát từ cách bán hàng từ phía các doanh nghiệp nước ta, kích lòng tham của người mua khi họ đã quá rành sử dụng công cụ kinh doanh.

 

“Bán hàng vào kho một lượng cực lớn theo hợp đồng giá chốt sau (price-to-be-fixed) nhưng không chịu chốt bớt, người mua nhận hàng bao nhiêu, đưa treo lên sàn chực bán, cả thị trường thế giới đều biết rằng hàng treo chưa bán còn nhiều, chỉ cần chọc bán ra, giá rớt mạnh, khiêu khích mua giá rẻ như thế ai nỡ bỏ qua miếng mồi ngon!”, một chuyên gia ngành hàng tại TPHCM giải thích.

 

Nghe rằng trước đợt giá giảm, phải có đến 400.000 tấn theo dạng ấy được treo bán trên sàn. Trước áp lực giao hàng về cuối vụ, người mua một mặt không mua hàng được trên thị trường nội địa do mua bán lòng vòng làm giá thành đội lên cao, mặt khác hàng trong kho đã ứng trước tiền 70% theo giá thị trường đang ở mức rẻ, từ trừ 150-200 đô la/tấn, họ đã rượt bắt các lô hàng này để buộc người bán giao kho phải bán rẻ.

 

Sau đợt rượt đuổi cà phê ép phải bán rẻ trong kho, lượng hàng bán dạng này giảm nhiều. Tại báo cáo mới nhất của một hãng kinh doanh quốc tế có chi nhánh tại nước ta, con số bán giao kho ứng trước nay chỉ còn 164.000 tấn.

 

Trong khi đó, tại báo cáo của một tập đoàn khác, dù chưa ra mùa chính thức, Brazil đã chốt hàng bán trước niên vụ mới 2015-16 chừng 15-20% để làm giảm áp lực bán mạnh hàng thực của họ khi rộ vụ. Có thể khi các công ty xuất khẩu cà phê Brazil chốt bán, giá sẽ thấp. Nhưng khi chủ động giảm áp lực bán tập trung giai đoạn rộ vụ dù mùa vụ được hay mất, các nhà đầu cơ tài chính cũng phải dè chừng nếu cứ vin vào tin được mùa và bán khống hàng giấy liên tục để ép giá hàng thực.

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG

Trở lại      In      Số lần xem: 867

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD