Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33343544
Giá cà phê xuất khẩu xuống nhanh
Thứ hai, 08-09-2014 | 08:07:03

Các báo cáo tồn kho cà phê tại các nước tiêu thụ tăng, giá kỳ hạn vẫn cứ lên. Nhưng tiếc cho giá nội địa rẻ bèo. Vì sao? 

Biểu đồ 1: Diễn biến giá đóng cửa sàn kỳ hạn London tuần qua (tác giả tổng hợp)

 

Giá tăng, có “ăn” được đâu!

 

Chuyện lạ nhưng hoàn toàn có thật trên thị trường cà phê mấy ngày qua: giá sàn kỳ hạn robusta Ice Liffe bung lên rất mạnh ngay trong dịp nghỉ lễ vừa qua, với đỉnh điểm hôm 2-9 đóng cửa lên mức 2.112 đô la Mỹ/tấn, vượt qua mức cao nhất của tháng trước là 2093 đô la/tấn lập vào ngày 1-8.

 

Tiếp sau đó là những đợt chao đảo khá mạnh, khi thì âm 50 đô la, lúc thì tăng lại 30 đô la/tấn…để rồi đóng cửa phiên hôm qua, thứ Sáu 5-9 tức rạng sáng nay thứ Bảy 6-9 chốt mức 2.079 đô la/tấn, tăng 24 đô la/tấn so với cuối tuần trước nhưng lại giảm 33 đô la/tấn so với mức đỉnh của ngày 2-9 (xin xem biểu đồ 1).

 

Tháng Chín là tháng cuối cùng của niên vụ. “Giá sàn London tăng nhưng nông dân chúng tôi chẳng hưởng được gì”, chị Liên, một nông dân tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm đồng nói vậy. “Mấy ai còn hàng đến tận thời điểm cuối vụ? Hơn nữa, giá kỳ hạn lên cao nhưng giá mua tại thị trường nội địa có ai trả cao cho mình đâu!”, chị than thở.

 

Thật vậy, tháng trước, khi giá kỳ hạn đùng đùng lên 2.093 đô la/tấn, giá nội địa có khi đã chạm được mức 42 triệu đồng/tấn. Nhưng nay, cuối vụ, ít hàng hơn, khi giá lên đỉnh 2.112 đô la/tấn, cao hơn trước mà giá nội địa chỉ đạt mức tối đa 41,5 triệu đồng/tấn. Nhưng, chẳng mấy ai bán kịp giá này vì ngay sau đó giá xuống lại ngay 40,5 triệu đồng/tấn do giá kỳ hạn mất 50 đô la/tấn vào ngày hôm sau, chị Liên nói rành rọt.

 

Sáng nay, giá nội địa quay quanh mức 40,5 triệu đồng/tấn, bằng cuối tuần trước nhưng xem như thua vì giá kỳ hạn hết tuần tăng 24 đô la/tấn.

 

Giá xuất khẩu xuống nhanh

 

Đúng thế. Tranh thủ giá kỳ hạn tăng nhanh, nhiều người mua đã kéo giãn giá “trừ lùi” tức chênh lệch âm giữa giá niêm yết và giá giao qua lan can tàu (FOB). Nếu như chỉ cách nay vài tháng, giá xuất khẩu loại 2,5% đen bể được hỏi mua mức trừ 30 đô la/tấn, thì cách nay hai tuần người bán đã chấp nhận giá trừ 60 đô la/tấn và trong tuần qua, nghe nói đã có hợp đồng ký mức trừ 90 đô la/tấn. “Không ngờ tốc độ rơi của giá xuất khẩu tính trên giá trừ lùi nhanh đến vậy,” một chuyên gia ngành hàng nóng ruột lên tiếng. Không biết đã dừng ở đó chưa chứ còn nghe rằng nhiều người mua đang trả mức trừ 100 đô la/tấn FOB.

 

Mặt hàng cà phê thực thường được mua bán dưới hai dạng hợp đồng: giá “tiền tươi” (outright) và giá chốt sau hay còn gọi là giá trừ lùi/cộng tới (price-to-be-fixed / differentials). Khi gặp sức ép bán ra, giá phải giảm. Nếu như bán quá nhiều hợp đồng có giá ngay hay “tiền tươi cà thật”, bấy giờ người mua phải đem bán liền trên sàn, nên sẽ thấy giá niêm yết giảm ngay tức thì. Nếu bán “trừ lùi” nhiều, sức ép bán ra càng mạnh, mức chênh lệch này càng giảm sâu. Tuy nhiên, do hợp đồng chốt giá sau, nên người mua kẻ bán chưa vội đưa giao dịch lên sàn, nhờ vậy giá niêm yết ít chịu ảnh hưởng. Với chiêu này, người bán cứ ngỡ giá sẽ còn tăng, thế là dịp cho người mua kéo giãn giá “trừ lùi” để mua rẻ hơn.

 

Hiện tượng giá xuất khẩu dựa trên mức trừ lùi giảm nhanh và mạnh trong mấy ngày qua có thể nói được rằng đã có sức ép bán ra khá mạnh từ phía các nhà xuất khẩu.  

 

Tồn kho tại các nước tiêu thụ tăng

 

Hiệp hội Cà phê châu Âu báo đến hết tháng 6-2014, tồn kho cà phê châu Âu tăng thêm 559.129 bao (60 kg x bao) đạt 11.022.684 bao. Tuy tăng so với tháng trước nhưng con số này lại giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, bấy giờ chỉ 11.054.459 bao (xin xem biểu đồ 2).

 

Như vậy, theo các con số hiện có, tồn kho cà phê đến nay tại  ba vùng/lãnh thổ tiêu thụ chính của thế giới khá lớn gồm châu Âu với 661.361 tấn, Bắc Mỹ 362.560 tấn và Nhật 182.612 tấn, tổng cộng lên đến 1.206.533 tấn.

 

Biểu đồ 2: Tồn kho cà phê châu Âu (nguồn: NewEdge)

 

Báo cáo thường kỳ ra hai tuần một lần của sàn kỳ hạn robusta Ice Liffe cho biết tính đến hết ngày 1-9-2014, tồn kho robusta đạt chuẩn của sàn này tăng thêm 3.000 tấn, lên mức 87.100 tấn tức chừng 1,452 triệu bao. So với cùng thời gian năm 2013, lượng tồn kho này chỉ có 77.030 tấn, tăng 13%. Trong số tồn kho này, hàng có xuất xứ Việt Nam chiếm phần lớn. Dự kiến con số này sẽ tăng tiếp tục tăng dần trong các tháng tới khi các hãng kinh doanh chuyển hàng từ kho nội/ngoại quan để kiểm tra nhận giấy chất lượng “được phép đấu giá” (tenderable) trên sàn. Giá trị tồn kho đạt chất lượng tính đến thời điểm hiện nay ước chừng 181 triệu đô la Mỹ, với giá đang giao dịch trên sàn là 2.080 đô la Mỹ/tấn.

 

Trong khi đó, giá trị tồn kho đạt chuẩn arabica thuộc sàn Ice New York đến nay ước lên đến 640 triệu đô la Mỹ với 143.906 tấn tính đến ngày 4-9-2014.

 

Báo cáo tồn kho của ba khối nước tiêu thụ trên có ảnh hưởng nhất định đến thị trường cà phê. Lượng cà phê đạt chuẩn trên các sàn kỳ hạn thường nằm trong tay các hãng kinh doanh và chủ yếu của giới đầu cơ. Quy tồn kho trên sàn thành tiền để thấy rằng lực lượng đầu cơ đang rất “hứng thú” với các sàn cà phê.

 

Ở đây, luật chơi của thị trường khá rõ: tồn kho trong tay người tiêu thụ nhiều, họ có lý do để đòi mua giá rẻ, người bán càng nôn nóng bán và bán càng nhiều, giá xuất khẩu (trừ lùi) càng xuống thấp.

 

Chỉ có điều đáng lưu ý là khi bán trừ lùi hay bán khống quá nhiều, tâm lý người bán phải thật vững, không nên để người mua lợi dụng, tạo tin đồn bất lợi, để nhiều người bán đua nhau chốt giá bán cùng một lúc… tạo nên cảnh “tang thương” trên thị trường như nhiều năm trước đây: lỗ theo giá trừ lùi lại thua thêm khi giá niêm yết giảm.

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1035

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD