Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34090569
Người khổng lồ chân đất sét?
Thứ hai, 13-03-2017 | 07:49:49

Ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam gồm gạo, điều và thủy sản đã đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 13 tỷ USD trong năm 2016.

Nằm trong tốp đầu của thế giới, nhưng ngành xuất khẩu gạo, điều và thủy sản của Việt Nam vẫn tiềm ẩn đầy rủi ro và chưa thật sự phát triển bền vững.

Gạo loay hoay tìm lối ra

Năm 2016, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 4,9 triệu tấn, với giá trị kim ngạch 2,1 tỷ USD, lần lượt giảm 26% và 21% so với năm 2015. Đây là năm thứ 2 ngành xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam tuột dốc sau khi đạt đỉnh xuất khẩu 7 triệu tấn vào năm 2014.

 

Ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cho biết, nguyên nhân suy giảm không có gì mới: vẫn là thị trường không ổn định, cạnh tranh gay gắt, lợi thế cạnh tranh về giá dần mất đi.

 

Mặt khác, các nước như Indonesia, Philippines, Malaysia vốn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã giảm mạnh việc nhập khẩu do các quốc gia này đang gia tăng năng lực sản xuất để tự cung ứng lương thực cho thị trường nội địa. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào ba thị trường này trong năm 2016 suy giảm mạnh so với năm 2015. Cụ thể, Indonesia giảm 33,6%, Malaysia giảm 52% và Philippines giảm 65%. Trung Quốc vốn là cứu cánh cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua, được coi là thị trường dễ tính, nhưng hiện nay cũng đã gia tăng kiểm tra an toàn thực phẩm, áp đặt hạn ngạch nhập khẩu nên năm 2016, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 1,8 triệu tấn vào thị trường này, trong khi năm 2015 con số này là 2,3 triệu tấn.

 

Ông Năng dự báo, năm 2017, Việt Nam khó có thể đạt mức 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, vì các nước Ấn Độ, Thái Lan tiếp tục xả hàng tồn kho, gia tăng lượng cung hàng rất lớn so với nhu cầu. Bên cạnh đó, thế giới còn được mùa lúa mì và bắp với gần 100 triệu tấn. Lợi thế về giá của hạt gạo Việt Nam tại thị trường châu Phi – vốn hàng năm nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo Việt Nam – sẽ khó được duy trì do nhiều nước khác chào mức giá rất cạnh tranh.

 

“Khó có thể kỳ vọng vào hợp đồng Chính phủ sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu gạo, vì các nước Indonesia, Philippines, Malaysia nhiều năm qua cho thấy, mặc dù ký hợp đồng về mặt nguyên tắc với Chính phủ Việt Nam, nhưng họ không thực hiện đúng các cam kết”, ông Năng nói.

 

Theo ông Năng, chính chiến lược xuất khẩu gạo dựa trên hạt gạo chứ không phải hạt lúa, đã dẫn đến việc lệ thuộc quá nhiều vào sự thu gom hàng hóa từ thương lái, khiến nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam trong mắt thế giới chỉ là loại gạo trắng và phân chia theo tỷ lệ tấm nên chỉ có thể bán ở phân khúc trung bình và thấp. Trong bối cảnh nguồn cung ngày càng tăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long – nơi cung ứng nguồn gạo chủ lực cho xuất khẩu – đang phải đối mặt với nguy cơ năng suất lúa giảm do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn. Các chuyên gia lúa gạo cho rằng, Việt Nam cần phải giảm sản lượng xuất khẩu gạo, tập trung vào đầu tư tăng giá trị, lợi nhuận, quy hoạch lại sản xuất gắn với nhu cầu tiêu thụ, xây dựng thương hiệu gạo.

 

Ông Năng cho biết, Việt Nam vẫn xuất khẩu khá tốt một số loại gạo trắng cao cấp với tổng sản lượng hơn 1 triệu tấn/năm với giá trị kim ngạch cao. Trong 2 năm 2015 và 2016, việc thử nghiệm bán loại gạo Japonica cho thị trường Nhật và Hàn Quốc cho thấy, Việt Nam có thể phát triển loại gạo này với dung lượng gần 1 triệu tấn/năm.

Thủy sản khó có đột phá

Thủy sản đã cán mốc kỷ lục trong năm 2016 với giá trị kim ngạch xuất khẩu 7,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2015. Ngành hàng tôm đã gánh phân nửa giá trị kim ngạch xuất khẩu, nguyên nhân là do tôm của Thái Lan bị dịch bệnh lan rộng nên các thị trường như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu và Úc buộc phải tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Đây là điểm sáng duy nhất của ngành thủy sản Việt trong năm 2016.

 
Thủy sản đã cán mốc kỷ lục trong năm 2016 với giá trị kim ngạch xuất khẩu 7,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2015.

 

Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì ưu thế này xem ra rất khó. Ngay từ đầu năm 2017, Úc đã cấm nhập khẩu các mặt hàng tôm chưa nấu chín từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, do liên quan đến dịch bệnh. Kế tiếp, Hàn Quốc đã bổ sung mặt hàng tôm Việt Nam vào danh mục kiểm định, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đến nay vẫn chưa biết cụ thể Hàn Quốc muốn kiểm tra dịch bệnh gì trên tôm. Tuy nhiên, đây được xem là rào cản kỹ thuật và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này. Lý do là bởi Việt Nam hiện là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, lại đang được hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Việt Nam hiện chiếm gần 53% tổng nhập khẩu tôm của Hàn Quốc. Riêng trong năm 2016, xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Hàn Quốc đạt hơn 285 triệu USD, tăng 14% so với năm 2015. Đáng nói, theo VKFTA, 10.000 tấn tôm của Việt Nam vào thị trường này đã được hưởng thuế suất 0%. Trong khi đó, tôm của Thái Lan, Indonesia và Malaysia chỉ được cấp hạn ngạch 5.000 tấn.

 

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), tôm Thái Lan sẽ quay trở lại thị trường thế giới nên tôm Việt Nam khó đạt giá trị tốt như năm 2016. Trong khi đó, giá thành sản xuất tôm tại Việt Nam vẫn cao hơn các nước như Ấn Độ và Thái Lan từ 10-30%, tiếp tục tác động đến lợi thế cạnh tranh.

 

Mặt hàng cá tra, chiếm 33% giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2016, vẫn vướng rào cản kỹ thuật và chống bán phá giá từ các thị trường nhập khẩu. Chẳng hạn, Mỹ duy trì thuế chống bán phá giá quá cao khiến chỉ còn 2-3 doanh nghiệp lớn bám trụ được tại đây, nhưng đang đánh mất lợi thế cạnh tranh do giá bán tăng vì thuế. Chưa kể, hiện các thị trường nhập khẩu cá tra tiến hành kiểm tra gắt gao hơn đối với sản phẩm này của Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải có nguồn nguyên liệu chất lượng hơn. Tuy nhiên, để có nguyên liệu sạch thì cũng là vấn đề nan giải.

Điều lệ thuộc nguồn cung

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 348.000 tấn điều nhân, đạt kim ngạch 2,84 tỷ USD, tăng 5,6% về lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2015. Tuy nhiên, để đạt được kết quả xuất khẩu ấn tượng như trên, trong năm 2016, các doanh nghiệp đã phải nhập khẩu sản lượng điều thô lớn nhất từ trước đến nay là 1,06 triệu tấn, tăng 14% so với năm trước đó, chủ yếu từ khu vực châu Phi. Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), dự báo năm nay Việt Nam có thể nhập khẩu lên tới 1 triệu tấn điều thô nguyên liệu, chiếm 65% lượng điều chế biến trong nước, do nguồn cung trong nước không tăng mà còn giảm.

 
Nguyên nhân suy giảm không có gì mới: vẫn là thị trường không ổn định, cạnh tranh gay gắt, lợi thế cạnh tranh về giá dần mất đi

 

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó giám đốc Cơ quan Vinacontrol (đơn vị giám định điều thô lớn nhất Việt Nam) cho biết, năm nay, điều thô nhập khẩu từ châu Phi chất lượng giảm rõ rệt. Chất lượng hạt điều nhập khẩu không ổn định, về đến Việt Nam thường bị ẩm, mốc, mọc mầm… nên tỷ lệ hàng hư hỏng cao. Ngoài tổn thất về khối lượng (từ 2 đến 4%, thậm chí loại bỏ lô hàng), người nhập khẩu còn chịu tổn thất về chất lượng, giảm giá trị hàng hóa đối với nhân điều xuất khẩu sau khi chế biến. Hệ quả là các doanh nghiệp Việt Nam bị thiếu hàng chế biến theo kế hoạch, chưa kể, vi phạm hợp đồng giao hàng với đối tác thứ ba, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngành điều Việt Nam.

 

Theo ông Nguyễn Đức Thanh, do biến động giá, không ít nhà xuất khẩu tại các nước châu Phi sẵn sàng hủy hợp đồng, giao hàng cho đối tác khác chào giá cao hơn hoặc không thực hiện hợp đồng đầy đủ, không giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam hay giao hàng, nhưng đòi trợ giá. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất chính là việc các nước châu Phi đã học được mô hình sản xuất, kinh doanh và chế biến hạt điều. Chẳng hạn, với lợi thế có vùng nguyên liệu dồi dào sẵn có tại chỗ, Bờ Biển Ngà đang nổi lên là đối thủ lớn tại châu Phi, khi đã xây dựng tốt chuỗi giá trị ngành điều, từ nghiên cứu phát triển các giống cây điều có năng suất cao, huấn luyện kỹ thuật nuôi trồng cho nông dân, hỗ trợ mạnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn ra thị trường nước ngoài.

 

Một đối thủ khác hoàn toàn có thể vượt qua Việt Nam trong tương lai gần là Trung Quốc. Sau nhiều năm nhập khẩu điều từ Việt Nam, các doanh nghiệp nước này đã sao chép được công nghệ chế biến hạt điều của Việt Nam. Và dù không trồng được điều, họ mạnh tay gom hàng từ các nước châu Phi, Ấn Độ đem về chế biến và cạnh tranh xuất khẩu trực tiếp tại các thị trường chính của Việt Nam. Đây cũng là nhân tố khiến việc nhập khẩu nguyên liệu điều của doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực mạnh.

 

Đăng Lãm - DĐDN

Trở lại      In      Số lần xem: 793

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD