Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  77
 Số lượt truy cập :  34091695
Nhập khẩu ngô tăng cả lượng và trị giá
Thứ bảy, 14-03-2015 | 06:23:04

Tháng 1/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 728,6 nghìn tấn ngô, trị giá 170,5 triệu USD, tăng 25,63% về lượng và tăng 13,01% về trị giá so với tháng 1/2014.

 

Việt Nam nhập khẩu ngô từ các thị trường Braxin, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia. Trong số những thị trường này, Braxin là thị trường có lượng ngô nhập về nhiều nhất, chiếm 89,2% tổng lượng ngô nhập khẩu, đạt kim ngạch 148,2 triệu USD, tăng 39,61% về lượng và tăng 22,75% về trị giá – đây cũng là thị trường duy nhất có tốc độ tăng trưởng.

 

Đứng thứ hai về lượng ngô nhập về là thị trường Ấn Độ, với 34,2 nghìn tấn, trị giá 7,4 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước nhập khẩu ngô từ thị trường này giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 12,96% và giảm 20,63%; kế đến là thị trường Thái Lan, giảm 97,07% về lượng và giảm 71,80% về trị giá – đây cũng là thị trường có tốc độ nhập khẩu lượng ngô giảm mạnh nhất, tương đương với 1,6 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD.

 

Cuối cùng là hai thị trường Lào và Campuchia, tốc độ nhập khẩu ngô từ hai thị trường này đều giảm, trong đó nhập ngô từ thị trường Campuchia giảm mạnh hơn thị trường Lào, giảm 96,89% về lượng và giảm 97,01% về trị giá, tương đương với 150 tấn, trị giá 41 nghìn USD.

 

Thống kê thị trường nhập khẩu ngô tháng 1/2015

ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)

 
T1/2015
T1/2014
% so sánh T1/2015 so T1/2014
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Tổng KN
728.671
170.596.536
579.998
150.962.304
25,63
13,01
Braxin
650.561
148.251.860
465.982
120.780.166
39,61
22,75
Ấn Độ
34.219
7.480.104
39.315
9.424.679
-12,96
-20,63
Thái Lan
1.654
4.518.709
56.444
16.023.242
-97,07
-71,80
Lào
190
40.500
3.720
861.000
-94,89
-95,30
Campuchia
150
41.050
4.830
1.371.400
-96,89
-97,01

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)

 

Với việc phải nhập khẩu ngô, nhưng việc nâng sản lượng và diện tích trồng ngô trên tại thị trường nội địa lại gặp khó.

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nước ta, ngô là cây trồng thứ hai sau lúa. Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn bảy triệu tấn gạo thì với ngô lại phải nhập khẩu. Mục tiêu mở rộng diện tích ngô để đạt sản lượng 8,5 triệu tấn hiện còn nhiều khó khăn.

 

Huyện Phúc Thọ, Tp. Hà Nội, nơi người dân có truyền thống canh tác ngô, nhất là các xã vùng bãi ven sông như: Vân Phúc, Vân Hà, Vân Nam, Hát Môn; ở đây mỗi gia đình có ít nhất từ một đến ba sào trồng ngô. Thời điểm này, bà con đã thu hoạch xong vụ ngô đông trên đất bãi và đất hai vụ lúa. Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hát Môn cho biết, do đặc điểm địa hình vùng bãi, hệ thống tưới tiêu hạn chế nên toàn bộ diện tích đất bãi 60 ha của xã được trồng ngô, một năm hai vụ: xuân và thu - đông, riêng vụ hè được trồng xen canh đậu tương. Ðối với khu vực đất trong đồng (rộng 160 ha vốn được trồng hai vụ lúa), vụ đông cũng được người dân tận dụng trồng ngô.

 

Tuy nhiên, họ vẫn chưa yên tâm khi mở rộng diện tích, nhất là trong vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện bộ giống ngô chưa phong phú, các giống ngô thường dùng là NK 430, NK 6654 đều có thời gian sinh trưởng dài ngày (125 ngày), nhưng vụ đông lại không có nhiều thời gian. Trong khi đó, những hỗ trợ về giống, khoa học kỹ thuật để mở rộng diện tích trồng ngô gần như chưa có. Chưa kể khi mở rộng diện tích, cung lại vượt cầu khiến người dân không biết tiêu thụ ngô ở đâu. Vì vậy, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, diện tích trồng ngô của Hà Nội trong ba năm (từ 2010 đến 2013) đã giảm 4.500 ha.

 

Không chỉ Hà Nội mà ở nhiều tỉnh, thành phố khác, người dân cũng không còn mặn mà với cây ngô. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc cho biết, diện tích ngô trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm dần mặc dù tỉnh liên tục có chính sách hỗ trợ. Năm nào tỉnh cũng hỗ trợ 900 nghìn đến một triệu đồng/ha nhưng nông dân vẫn không quan tâm. Hiện mỗi năm, diện tích trồng ngô tại Vĩnh Phúc giảm 1.000-2.000 ha. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cây ngô không còn được nhiều nông dân mặn mà đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông. Năm 2013, diện tích trồng ngô Việt Nam đạt gần 1,2 triệu ha, chiếm 0,65% diện tích ngô toàn thế giới. Tuy nhiên, tính từ vụ đông năm 2009 đến nay, các tỉnh phía bắc đã giảm 22 nghìn ha ngô.

 

Trong khi đó, nhu cầu về sản lượng ngô ngày một tăng. Nguyên nhân do sản xuất ngô chưa có bộ giống ngắn ngày thích hợp và cho năng suất cao, chi phí sản xuất cao và cơ giới hóa trong sản xuất còn nhiều hạn chế. Ở nước ta không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nên các doanh nghiệp phải tìm kiếm thị trường nhập khẩu ở khắp nơi. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước ta đang phụ thuộc tới 70% nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Trong đó, ngô hạt phải nhập khẩu mỗi năm 1,5 triệu tấn.

 

Hiện nay, khâu giống vẫn là điều đáng ngại nhất khi Việt Nam chưa chủ động được nguồn giống, nhất là các giống năng suất, chất lượng cao. Trong khi đó, tại Hà Nội, việc hình thành các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế; liên kết "ba nhà", "bốn nhà" chưa có, hoặc có nhưng còn lỏng lẻo.

 

Thừa nhận thực trạng thiếu quy hoạch, nguyên Cục trưởng Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, thực tế, cây ngô vẫn bị xem là cây trồng thay thế cho các cây trồng khác ở mùa vụ và vùng đất khô hạn khó tưới. Những vùng trọng điểm tập trung thì hệ thống thủy lợi gần như không được chú trọng. Nhà nước cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất ngô; tăng nhanh diện tích trồng ngô tại các vùng sản xuất lúa năng suất thấp; các vùng bãi bồi ven sông...; đồng thời, phải tăng năng suất để bảo đảm lợi nhuận cho nông dân.

 

NG.Hương - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 2263

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD