Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33347004
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 giảm nhẹ
Thứ hai, 13-05-2019 | 08:37:29

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2019 đạt 275 triệu USD, giảm 20,26% so với tháng trước đó và giảm 21,2% so với cùng tháng năm ngoái.

 

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 4/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 91 triệu USD, giảm 26,38% so với tháng trước đó và giảm 43,56% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 417 triệu USD, chiếm 33,1% thị phần.

 

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2019 đạt hơn 54 triệu USD, tăng 18,5% so với tháng 3/2019 và tăng 7,63% so với tháng 4/2018. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt  hơn 248 triệu USD, tăng 26,09% so với cùng kỳ năm 2018.

 

Đứng thứ ba là Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu hơn 17 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng 3/2019 và tăng 104,07% so với tháng 4/2018, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 73 triệu USD, giảm 4,15% so với cùng kỳ năm 2018.

 

Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm 0,62% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh  trong thời gian này là: Australia với 11,7 triệu USD, tăng 187,74% so với cùng kỳ năm 2018, Canada với 15,8 triệu USD, tăng 106,89% so với cùng kỳ năm 2018, Tây Ban Nha với hơn 4,3 triệu USD, tăng 88,39% so với cùng kỳ năm 2018, sau cùng là Chile với hơn 3,8riệu USD, tăng 62,08% so với cùng kỳ.

 

Nhập khẩu TĂCN & NL 4 tháng đầu năm 2019 theo thị trường

ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T4/2019

+/- So với

T4/2018 (%)

4T/2019

+/- So với 4T/2018 (%)

Tổng KN

275.121

-20,3

1.261.741

-0,6

Argentina

91.325

-26,4

417.361

-13,8

Ấn Độ

17.577

7,40

73.511

-4,2

Anh

180

339,2

358

-34,3

Áo

273

979,7

1.064

-50,9

Bỉ

1.091

13,7

4.506

-64,4

Brazil

5.133

-84

86.445

-20,8

UAE

960

-48,2

7.015

-74,4

Canada

6.335

27,6

15.852

106,9

Chile

761

-19,9

3.886

62,1

Đài Loan (TQ)

5.032

-18,3

19.763

-18,4

Đức

897

-13,8

3.629

6,1

Hà Lan

938

-41,3

6.526

23,2

Hàn Quốc

3.946

-26,4

15.626

8,4

Mỹ

54.602

18,5

248.650

26,1

Indonesia

5.380

-14,8

26.379

-24,8

Italia

3.571

-46

20.475

28,8

Malaysia

1.997

-29,7

8.854

-15,0

Mexico

251

97,1

969

-48,0

Nhật Bản

207

124,8

796

-9,3

Australia

3.288

38,9

11.774

187,7

Pháp

2.048

-43,5

11.579

19,6

Philippin

1.195

-56,9

5.875

-3,9

Singapore

1.396

33

5.642

4,6

Tây Ban Nha

428

-54,6

4.388

88,4

Thái Lan

9.080

-25,3

38.519

3,5

Trung Quốc

13.926

-22,5

62.861

-13,1

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

 

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật trong 4 tháng đầu năm 2019.

 

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 4 tháng đầu năm 2019

 

Mặt hàng

4T/2019

+/- So với 4T/2018

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

756

212.997

-56,2

-47,9

Ngô

2.966

626.946

-2,6

5,1

Đậu tương

601

237.296

7,1

-2,0

Dầu mỡ động thực vật

 

217.934

 

-6,5

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

 

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 4/2019 đạt 250 nghìn tấn với kim ngạch đạt 71 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 756 nghìn tấn, với trị giá hơn 212 triệu USD, giảm 56,16% về khối lượng và giảm 47,92% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong  4 tháng đầu năm 2019 là Australia chiếm 37% thị phần; Nga chiếm 24%, Canada chiếm 11%, Brazil chiếm 11% và Mỹ chiếm không đáng kể 4%.

 

Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Mỹ, Australia, Nga và Canada. Trong 4 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 77,24% về lượng và giảm mạnh 71,07% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Mỹ giảm 63,53% về lượng và giảm 64,32% về trị giá so với cùng kỳ. Australia giảm 45,8% về lượng và giảm 37,86% về trị giá so với cùng kỳ. Sau cùng là Canada giảm 36,65% về lượng và giảm 37,62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Duy nhất chỉ có Brazil tăng mạnh 10,98% về lượng và 41,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 4/2019 đạt 163 nghìn tấn với trị giá hơn 63 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 601 nghìn tấn và 237 triệu USD, tăng 7,06% về khối lượng song giảm 2,02% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 4/2019  đạt hơn 918 nghìn tấn với trị giá đạt 193 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2019 lên gần 3 triệu tấn, trị giá hơn 626 triệu USD, giảm 2,63% về khối lượng nhưng tăng 5,13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 55% và 40% thị phần. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu ngô từ thị trường Argentina giảm mạnh 43,73% về lượng và 39,11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Vũ Lanh - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 687

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD