Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33363275
Những chuyển động của thị trường gạo thế giới 2014
Chủ nhật, 25-05-2014 | 04:05:33

Dù những bất lợi về thời tiết đe dọa đến các quốc gia sản xuất lúa gạo lớn trong vài năm qua nhưng tổng sản lượng lúa gạo thế giới năm nay có thể đạt 751 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2013.

 

Đây là số liệu trong báo cáo mới nhất về thị trường lúa gạo thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO). Theo báo cáo này, lượng gạo dự trữ toàn cầu trong năm 2014 có thể đạt 180,5 triệu tấn do nhiều quốc gia thuộc khối các nước đang phát triển gia tăng lượng dự phòng.

 

Trợ lý Tổng giám đốc FAO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Hiroyuki Konuma cho biết, con số thống kê cho thấy hầu hết các nước sản xuất nhiều lúa gạo trong niên vụ 2013 đều đạt sản lượng vượt dự báo như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Philippines. Ngoài ra, sản lượng lúa gạo tại một số nước như Colombia, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Nepal, Sri Lanka và Tanzania cũng được cải thiện. Chỉ có Campuchia, Lào và Nga bị sụt giảm đáng kể do bất lợi thiên tai.

 

Về xuất khẩu, FAO cho biết lượng gạo xuất ra thị trường thế giới trong niên vụ 2013/14 ước chừng khoảng 48,4 triệu tấn.

 

Ấn Độ vẫn nhiều khả năng là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể đạt 9,5 triệu tấn; kế đến là Thái Lan (8,7 triệu tấn) và Việt Nam (7,2 triệu tấn). Chỉ trong vòng 4 tháng vừa qua, lượng gạo giao dịch toàn cầu đã đạt 38 triệu tấn - mức kỷ lục trong nhiều năm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng các loại gạo trên thế giới dự báo tiếp tục tăng, đặc biệt là gạo tẻ.

 

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích thị trường, Thái Lan - nước xuất khẩu gạo số 2 thế giới (sau Ấn Độ) đang được cho là “đắc lợi” trong năm 2014 này. Tính từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu trên 2,1 triệu tấn gạo, tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nước này vẫn còn khoảng 10 triệu tấn trong các kho dự trữ. Trong số các nước xuất khẩu gạo chủ chốt ở châu Á, Thái Lan là nước duy nhất có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn và giá giảm thêm nữa trong năm nay bởi lượng dự trữ của nước này lên tới khoảng 13-15 triệu tấn quy gạo, chưa kể khoảng 7 triệu tấn nữa đang được bổ sung ra thị trường.

 

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, hoạt động xuất khẩu của nước này có khả năng sẽ tăng lên nhờ nhu cầu về gạo đang gia tăng tại nhiều thị trường lớn. Hiện, Mỹ, Trung Quốc và Malaysia đang quan tâm tới việc ký với Thái Lan các thỏa thuận mua gạo dưới dạng hợp đồng chính phủ (G to G). Cụ thể, Mỹ dự kiến sẽ mua khoảng 1,6 triệu tấn gạo Thái, còn Trung Quốc và Malaysia sẽ mua từ 600.000 tấn đến 1 triệu tấn nữa. Ngoài ra, Iraq cũng sắp nối lại hoạt động nhập khẩu gạo từ Thái Lan. Thực tế là trong 2 tháng đầu năm 2014, Thái Lan đã giành lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với 1,5 triệu tấn (theo báo cáo của Công ty CP Intertrade Thái Lan), trong khi Ấn Độ và Việt Nam - hai nước xuất khẩu nhất nhì thế giới năm 2013 - chỉ xuất khẩu khoảng 800.000 đến 1 triệu tấn.

 

Bên cạch các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, Campuchia cũng sẽ là một đối thủ nặng ký. Trong khi các nước xuất khẩu gạo lớn vẫn mải mê với những mục tiêu duy trì và/hoặc giành được ngôi vị nhất nhì về xuất khẩu gạo thì gạo Campuchia đang lặng lẽ chiếm lĩnh nhiều thị trường khó tính bởi chất lượng thơm ngon. Trên thị trường quốc tế, gạo Campuchia đang dần khẳng định được vị thế khi hai năm liền (2012 và 2013) liên tiếp được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Ngành lúa gạo Campuchia hiện chỉ còn yếu ở khâu chế biến, nhưng điều này không khó giải quyết khi thị trường gạo đầy hứa hẹn của Campuchia đã thu hút nhiều công ty nước ngoài tới đầu tư và xây dựng nhiều nhà máy xay xát gạo lớn tại đây. Nhiều nhà xay xát gạo đang dần chuyển hướng sang xây dựng cơ sở chế biến ở Campuchia để tận dụng lợi thế chi phí sản xuất rẻ, trong đó có Tập đoàn Taiwa Seiki của Nhật Bản và Asia Golden Rice, CP Intertrade của Thái Lan.

 

Hiện nay, Campuchia có khả năng sản xuất khoảng 9-10 tấn lúa/năm, tương đương với 5 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhưng chỉ xuất khẩu 370.000 tấn gạo trong năm 2013. Với dân số khoảng 15 triệu người, tổng mức tiêu thụ gạo của Campuchia ước đạt 2,1 triệu tấn/năm. Mục tiêu của họ là xuất khẩu 1 triệu tấn vào năm 2015.

 

Về nhập khẩu, trong số các quốc gia có nhu cầu lớn, Trung Quốc công bố cần khoảng 3,3 triệu tấn trong năm nay; trong khi đó Philippines và Indonesia cũng dự tính là nhu cầu tiêu thụ gạo sẽ tăng từ 60-70% trong năm 2014; còn chính phủ Malaysia cho biết nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này cũng sẽ đạt khoảng 1,1 triệu tấn.

 

Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2010 với việc mua kỷ lục 2,45 triệu tấn gạo, có thể cần phải nhập khẩu 2 triệu tấn gạo để đáp ứng nhu cầu trong năm 2014. Ảnh hưởng của thiên tai, trong đó có các cơn bão mạnh trong quý cuối cùng của năm 2013, đã phá hoại mùa màng và khiến lượng gạo dự trữ trong kho của nước này cạn kiệt. Chính phủ Philippines đã cho phép các tư thương nhập khẩu 163.000 tấn gạo trong năm 2014. Theo Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) Philippines, lượng gạo được phép nhập khẩu của khu vực tư nhân nói trên là phù hợp với cam kết của Philippines với Tổ chức Thương mại Thế giới.

 

Không gặp cảnh thiếu gạo như Philippines, Indonesia - một trong những quốc gia phải nhập khẩu nhiều gạo - tự tin cho rằng nước này sẽ không phải nhập khẩu gạo trong năm 2014 nếu điều kiện thời tiết thuận lợi. Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono cho biết sản lượng thóc của nước này được dự báo có thể tăng 8% lên 76,57 triệu tấn và trong kho dự trữ vẫn còn tới 2 triệu tấn gạo. Trong khi nhu cầu lương thực quốc gia của Indonesia trung bình ở mức 34 triệu tấn gạo/năm.

 

Giám đốc Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) Sutarto Alimoeso cho hay, hiện Bulog vẫn chưa được chính phủ cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo năm 2014 và trong năm 2013, Bulog đã không nhập khẩu gạo kể từ lần cuối cùng trong năm 2012. Nhập khẩu gạo của Indonesia trong năm 2013 hoàn toàn do các công ty tư nhân thực hiện.

 

Theo FAO, giá gạo nội địa tại châu Á tháng 3 vừa qua biến động nhiều chiều, tăng ở Myanmar, Philippines và Indonesia, nhưng lại giảm ở Thái Lan, Việt Nam và tương đối ổn định ở Trung Quốc, Campuchia và Bangladesh.

Giới phân tích thị trường nhận định, thời gian tới Thái Lan sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ giải phóng lượng gạo tồn nhằm giảm bớt sức ép cho chương trình trợ giá thu mua lúa gạo của Chính phủ nước này trước khi nông dân thu hoạch. Mặt khác, trong ngắn hạn, Chính phủ Thái Lan cũng sẽ hướng đến việc cải thiện đà xuất khẩu trong năm 2014 để khẳng định vị thế trên thị trường lương thực toàn cầu. Đây là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến thị trường và giá gạo trên thế giới trong những tháng tới.

 

Nguyễn Chiến - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 1011

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD