Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33461416
THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM THÁNG 7/2014
Chủ nhật, 19-10-2014 | 06:37:39

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM TRONG NƯỚC

 

Thị trường phía Nam

 

Từ đầu tháng 7 giá xăng dầu tăng, làm tăng giá vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều mặt hàng, trong đó có thực phẩm như thịt, trứng, thủy sản, rau quả.

 

- Giá thịt lợn hơi vẫn ở mức cao 53.000-54.000đ/kg, thịt nạc thăn 105.000 – 110.000đ/kg, thịt ba rọi 90.000đ/kg, sườn non 140.000đ/kg.

 

- Thịt bò phi lê 230.000- 250.000 đ/kg, thịt bò bắp 175.000 đến 200.000 đ/kg

 

- Thịt gà: Riêng giá gà công nghiệp giảm mạnh trong tháng 7, giảm dưới giá thành. Ngày 12/7, giá gà công nghiệp tại trại chỉ còn 27.000-28.000 đ/kg (thấp hơn giá thành 3.000-4.000 đ/kg).

 

- Giá trứng gia cầm tăng cao so với tháng 6. Cụ thể: trứng gà 24.000-25.000 đ/chục, trứng vịt 35.000 đ/chục (tăng 2.000-3.000đ/chục)

 

- Giá rau, củ tăng cao hơn so với tháng trước, đặc biệt là các mặt hàng Đà Lạt tăng từ 2.000-5.000 đ/kg. Cụ thể, khoai tây tăng từ 18.000 đồng lên 22.000 đ/kg, cải thảo từ 16.000 đ/kg lên 18.000 đ/kg, súp lơ từ 30.000 đ/kg lên 35.000 đ/kg. Nguyên nhân do xăng tăng giá nên cước vận chuyển tăng. Cùng với rau củ, các mặt hàng gia vị cũng tăng giá mạnh. Tại TPHCM, giá gừng tươi sau Tết ổn định khoảng 40.000-50.000 đ/kg, gần đây tăng vọt lên 80.000-100.000 đ/kg, do các loại gừng, nghệ, tỏi, hành từ Trung Quốc nhập về rất ít, hàng trong nước không đáp ứng đủ nên giá tăng cao. Nếu cứ đà này, giá các mặt hàng này còn tăng nữa.

 

- Thủy sản cũng tăng giá từ 5.000-7.000đ/kg so với tháng trước, cá quả nuôi 60.000- 65.000đ/kg, cá thu nhật 55.000đ/kg, cá bông lau 140.000 đ/kg, cá hường 70.000 đ/kg; nghêu 50.000 đ/kg, sò huyết 90.000 đ/kg.

 

Thị trường phía Bắc
 

- Thịt gà: Ngược lại với diễn biến tại thị trường phía Nam, giá thịt gà tại thị trường phía Bắc đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 7, gà ta 140.000 đ/kg (tăng 20.000đ/kg so với giữa tháng 6), có nơi 160.000 đ/kg; trong khi các loại gia cầm khác như vịt, ngan, giá vẫn đứng ở mức 70.000 đ/kg và 90.000 đ/kg. Nguyên nhân, hàng khan hiếm, nhu cầu tăng mạnh, do sau Tết rớt giá, lại bị dịch bệnh, người nuôi không tái đàn. So với dịp Tết Nguyên đán, giá gà đã tăng 25.000-30.000 đ/kg, tăng kỷ lục trên 20%. Từ cách đây 1 tháng, do căng thẳng giữa Việt Nam - Trung Quốc nên nguồn gà nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc về rất ít, các nhà hàng buộc phải quay sang lấy gà ta. Nguồn hàng trong nước vốn đã ít, lại càng trở nên khan hiếm. Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Thời gian tới, giá gà chắc chắn sẽ ổn định vì với mức giá như hiện nay, nông dân sẽ nuôi nhiều trở lại. Lúc đó, nguồn cung dồi dào, giá gà sẽ hạ nhiệt.

 

- Thịt lợn hơi tăng nhẹ 1.000đ/kg, đạt mức 45.000-46.000đ/kg do lợn được chuyển từ Bắc vào Nam làm nguồn cung giảm, giá tăng nhẹ; thịt ba chỉ 90.000 đ/kg, thịt nạc thăn 100.000 đ/kg, sườn ngon 100.000 đ/kg.

 

- Trứng vịt 35.000 đ/chục, trứng gà công nghiệp 25.000- 30.000 đ/chục, trứng gà ta 40.000 đ/chục.

 

- Giá thủy sản có dấu hiệu giảm nhẹ. Cá thu 100.000 đ/kg, cá bạc má 37.000 đ/kg, cá ngừ 30.000 đ/kg, mực ống 120.000 đ/kg, cua biển 250.000 đ/kg, ghẹ 550.000 đ/kg, tôm khô 800.000 đ/kg, mực khô 670.000 đ/kg, cá trắm 70.000 đ/kg, tôm sú 300.000-350.000đ/kg.

 

- Rau củ giá vẫn ổn định ở mức thấp: rau muống 3.000– 4.000 đ/mớ, rau cải ngọt 12.000 đ/kg, rau ngót, cải mơ, rau đay, mồng tơi 3.000 đ/mớ, cà chua 16.000 – 17.000 đ/kg, khoai tây 12.000 đ/kg, mướp 10.000 đ/kg, khoai sọ 250.000 đ/kg, bí xanh 8.000 đ/kg.

 

II. THỦY SẢN XUẤT KHẨU
 

Sáu tháng đầu năm 2014, thủy sản vẫn là mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 đạt 536 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường tiêu thụ lớn khác cũng đều tăng mạnh như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 8,36%; 45,92% và 51,74%.

 

1. Cá ngừ
 

Sản lượng: Theo Tổng cục Thủy sản, hiện có 9 loài cá ngừ phân bố tại Việt Nam với trữ lượng khoảng 600.000 tấn, trong đó cá ngừ vằn chiếm ưu thế, có khả năng khai thác 200.000 tấn/năm, riêng cá ngừ vây vàng và mắt to có giá trị xuất khẩu cao có khả năng khai thác khoảng 21.000 tấn/năm. Hiện tại, đội tàu khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên là 3.554 chiếc với sản lượng trên 15.000 tấn/năm. Giá trị xuất khẩu đạt trên 550 triệu USD tới 99 quốc gia. Các chuyên gia cho rằng nếu cá ngừ được khai thác, xử lý đúng kỹ thuật thì kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được tối thiểu 1,5 tỉ USD.

 

Hiện nay cá ngừ là một trong rất ít loài cá kinh tế chưa bị khai thác quá mức. Sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to trong nhiều năm dưới 50% khả năng khai thác cho phép, riêng trong năm vừa qua sản lượng cao nhất khoảng 16.000 tấn, chiếm khoảng 70% sản lượng cho phép, còn cá ngừ vằn năm khai thác cao nhất cũng chỉ đạt 28% khả năng cho phép. Chính vì vậy phát triển đánh bắt cá ngừ rất thuận lợi trong thời gian tới.

 

Chưa bao giờ giá cá ngừ (cá ngừ đại dương và cá ngừ sọc dưa) xuống thấp như năm nay. Nếu thời điểm này năm ngoái, cá ngừ sọc dưa 25.000 đ/kg thì đến tháng 6 năm nay chỉ còn 14.000 - 15.000 đ/kg, hiện nay tăng một chút lên 17.000 đ/kg.

 

Xuất khẩu: Cá ngừ là nhóm sản phẩm có giá trị XK cao nhất trong các nhóm hải sản XK của Việt Nam, nhưng trong 2 năm trở lại đây, XK mặt hàng này của Việt Nam đang ngày càng sụt giảm, mặc cho các doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng thị trường.

 

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2014, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất sang được 86 thị trường, thêm 16 thị trường mới so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, tổng giá trị XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam giảm tới hơn 19% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 203,8 triệu USD.

 

XK sang các thị trường chính như: Mỹ, Nhật Bản và ASEAN suốt từ cuối năm ngoái tới nay vẫn đang rất ảm đạm. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ, Nhật Bản và ASEAN giảm liên tục từ đầu năm. Hiện tại, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ và ASEAN vẫn tiếp tục giảm qua các tháng.

 

Còn tại thị trường Nhật Bản, mặc dù bước vào quý II, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam của từng tháng so với cùng kỳ năm ngoái đã có sự tăng trưởng, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm từ đầu năm, nên tổng giá trị XK cá ngừ sang đây vẫn giảm hơn 60%.

 

Thị trường EU mặc dù vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng, nhưng sau 5 tháng tốc độ tăng trưởng đang ở mức rất thấp, chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này khiến cho triển vọng XK cá ngừ của Việt Nam từ giờ tới cuối năm rất đáng lo ngại.

 

Nguyên nhân XK giảm sút: Một trong những nguyên nhân chính khiến XK cá ngừ giảm sút là các nước NK ngày càng thắt chặt các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm soát biên giới. Như Mỹ đã có hệ thống điện tử cảnh báo các DN XK vào Mỹ khi bị phát hiện vi phạm ATTP theo quy định, khi đó các DN sẽ bị liệt vào “danh sách đỏ” (không được phép NK vào Mỹ). Và điều đáng quan tâm là, danh sách này rất ít khi được trực tiếp Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) chủ động tháo dỡ kể cả khi DN không còn bị cảnh báo.

 

Còn tại EU, nhất là Đức và Italia, sau các vụ gian lận thương mại các nước này đã tiến hành kiểm tra DNA nhiều lô hàng cá ngừ để xác minh loài cá này như là một biện pháp tăng cường kiểm soát về gian lận thương mại thời gian gần đây.

 

Ngoài những khó khăn tại thị trường NK, các DN còn phải đối mặt với những khó khăn về nguồn nguyên liệu trong nước. Việt Nam vốn là nước có trữ lượng lớn về cá ngừ đại dương. Tuy nhiên, đây là loài di cư xa, tốc độ di chuyển nhanh, nằm ở độ sâu lớn nên để khai thác được cá ngừ đại dương, cần phải có trình độ khoa học công nghệ nhất định mới có thể khai thác hiệu quả.

 

Ở Việt Nam, tàu thuyền, ngư lưới cụ và công nghệ khai thác còn hạn chế. Cùng với đó, công tác dự báo ngư trường để hỗ trợ cho ngư dân chưa mang lại nhiều hiệu quả. Điều này đã làm cho sản lượng khai thác của chúng ta còn ở mức thấp và không bền vững.

 

Triển vọng xuất khẩu cá ngừ sang Đức và Ba Lan
 

- CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), 3 năm trở lại đây, Đức luôn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam  trong khối EU, đồng thời là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam . Năm 2013, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Đức chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Từ năm 2009 tới nay,  xuất khẩu cá ngừ của Việt  Nam  sang thị trường này đã tăng mạnh, từ 13,7 triệu USD lên gần 43 triệu USD (2013).

 

Với riêng mặt hàng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam, trong khi xuất khẩu sang Mỹ (thị trường lớn nhất) có xu hướng sụt giảm, thì xuất khẩu sang Đức (thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam và thứ 7 thế giới nhập khẩu sản phẩm này với tốc độ tăng trưởng ổn định) vẫn tăng, chiếm hơn 19% tổng giá trị XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong năm 2013.

 

Hiện Đức đang nhập khẩu cá ngừ từ 42 nước trên thế giới, trong đó có 4 nước ASEAN, gồm Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cá ngừ của các nước ASEAN, do khó khăn và bất ổn về mặt nguyên liệu cùng với những thay đổi về Quy chế thuế quan phổ cập (GSP), đã tăng giảm thất thường trong 5 năm qua, chỉ trừ  xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn tăng trưởng liên tục qua các năm.

Sau sự sụt giảm hồi năm 2010, hiện xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam  đã tăng trở lại và vượt qua Thái Lan,  trong bảng xếp hạng để đứng ở vị trí thứ 5/42 nước xuất khẩu cá ngừ sang Đức hiện nay. Cá ngừ Việt Nam tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Đức do giá thấp hơn đáng kể so với  các nước khác, mặc dù vẫn phải chịu thuế 20,5-24% (có lợi thế nhờ FTA với EU nên không phải chịu mức thuế trên).

 

Nếu trong thời gian tới, Việt  có thể tăng được sản lượng khai thác cũng như phẩm cấp của cá ngừ thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu của các DN trong nước vào thị trường Đức là rất lớn. Hơn nữa, mấy năm gần đây thủy sản Việt  vào châu Âu thường tập trung vào một số cảng biển lớn của Đức và đây được coi là cửa ngõ để phân phối tiếp sang các nước khác trong EU. Chính vì vậy, việc tăng cường xuất khẩu cá ngừ sang Đức cũng là cơ hội cho các DN nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khối EU.

- Ba Lan đang cũng được xem là một thị trường tiềm năng đối với mặt hàng cá ngừ khi tốc độ tăng trưởng NK cá ngừ từ Việt Nam đạt hơn 289% trong vòng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Ba Lan đã tăng từ 840.000 USD năm 2009 lên hơn 3,2 triệu USD năm 2013. Năm 2013, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 trong tổng số 24 nước XK cá ngừ sang Ba Lan. Mặc dù đã vượt qua cả Philippines, nhưng các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với Philippines và Thái Lan, nhất là trong phân khúc cá ngừ đóng hộp.

 

VASEP dự báo, với chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Ba Lan, cùng với thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của nước này sẽ tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới. Đây là cơ hội tốt giúp các DN Việt Nam đẩy mạnh XK sang quốc gia này.

 

Xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi

 

Cá ngừ là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của cả nước, cùng với tôm và cá tra là 3 sản phẩm được chọn để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị gồm: khai thác-bảo quản-thu mua-chế biến-xuất khẩu. Trong đó quy hoạch, tổ chức lại phương tiện đánh bắt, bảo quản và hậu cần rất quan trọng. Do vậy hiện đại hóa đội tàu hay thép hóa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đánh bắt xa bờ có ý nghĩa quyết định nâng cao chuỗi giá trị. Để sản xuất theo chuỗi giá trị, từ phương án phát triển đội tàu khai thác cá ngừ theo hướng hiện đại cũng như các giải pháp thị trường, xây dựng cơ sở dịch vụ hậu nghề cá cần được triển khai đồng bộ.

 

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

 

Theo Đề án từ nay đến năm 2020, khoảng 5.770 tỉ đồng sẽ được đầu tư để cải hoán, đóng mới tàu khai thác, xây dựng Trung tâm giao dịch cá ngừ tại tỉnh Khánh Hòa; tổ chức hoạt động dịch vụ hậu cần cá ngừ tại cảng đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch. Trong đó dành hơn 2.700 tỷ đồng để nâng cấp cải hoán 2.600 tàu hiện có, đóng mới 1.000 tàu khai thác và tàu dịch vụ cá ngừ hiện đại. Riêng Khánh Hòa có 260 tàu đóng mới, 365 tàu cải hoán, nâng cấp. Ngoài ra, một Trung tâm giao dịch cá ngừ hiện đại với cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ cá, sàn đấu giá, kho lạnh cũng sẽ được xây dựng tại Khánh Hòa.

 

2. Cá tra
 

Giá cá tra liên tục sụt giảm trong mấy tháng gần đây, từ mức giá 24.000đ/kg hồi tháng 5, giảm xuống còn 21.000đ/kg vào tháng 7/2014. Nguyên nhân giá cá tra sụt giảm là do ảnh hưởng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố lại kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam. Ngoài Công ty Vĩnh Hoàn được giảm thuế từ 0,03 USD/kg xuống còn 0 USD/kg, thì các công ty bị đơn tự nguyện khác đều tăng mức thuế từ 0,42 USD/kg lên mức 1,2 USD/kg. Mặt khác, thị trường xuất khẩu cá tra phi lê sang châu Âu vẫn chưa khởi sắc, nhất là ở Nga và Ukraina gặp nhiều khó khăn.

 

5 tháng đầu năm nay, tổng XK cá tra sang các thị trường trên thế giới đạt giá trị 682 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 8 thị trường NK cá tra hàng đầu của Việt Nam gồm có EU, Mỹ, ASEAN, Brazil, Mexico, Trung Quốc và Hong Kong, Colombia, Arap Xeut thì chỉ có EU và Mỹ là giảm NK cá tra, các thị trường còn lại đều tăng trưởng dương.

 

EU và Mỹ là 2 thị trường NK chủ lực cá tra Việt Nam chiếm 39,3% tổng giá trị XK cá tra đang có xu hướng sụt giảm trong những tháng qua và dự kiến có khả năng sẽ hồi phục vào cuối năm. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 5 giảm đến 59,2% so với cùng kỳ do thuế xuất xuất khẩu cá tra vào thị trường này tăng. Do mức thuế cao, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã sụt giảm mạnh trong tháng 4/2014 (giảm gần 52%) và tháng 5 (giảm 59,2%). Xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm nhưng giá trung bình xuất khẩu sang thị trường này vẫn ổn định. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sụt giảm. Với tỷ trọng 18,6% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam, Mỹ đã nhường ngôi vị quán quân cho EU, với tỷ trọng 20,7%. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ 5 tháng đầu năm nay đạt 126,6 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Xuất khẩu cá tra sang EU trong 5 tháng đầu năm đạt 141 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù xuất khẩu cá tra sang EU giảm, nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với Mỹ nên Châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Nguyên nhân xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm mạnh là do thuế xuất khẩu cá tra vào thị trường này tăng cao khi DOC tăng thuế xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

 

III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG, TRUNG QUỐC TỚI THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM - NÔNG SẢN VIỆT NAM

 

Giá trái cây tăng vọt, nhất là thanh long (loại trái cây tiêu thụ phần lớn ở thị trường Trung Quốc):Những ngày gần đây, trên địa bàn TP.HCM trái cây bất ngờ tăng giá trở lại sau 3 tháng rớt thê thảm. Theo các tiểu thương, giá trái cây tăng cao do cuối mùa vụ thu hoạch nên nguồn cung giảm.

 

Tại một số chợ, trái cây giá cao so với lúc thu hoạch rộ nhưng vẫn khan hiếm hàng. Thanh long Bình Thuận đã lên tới 15.000 – 20.000đ/kg (hồi đầu vụ chỉ 3.000-5.000đ/kg). Thanh long ruột đỏ có giá cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với thanh long ruột trắng. Tại chợ đầu mối Thủ Đức, giá thanh long là 35.000đ/kg. Đây là loại trái cây tiêu thụ phần lớn ở thị trường Trung Quốc. Các tiểu thương mua thanh long cho biết, từ khi tình hình trên Biển Đông “hạ nhiệt”, thì đầu ra trái cây này có chiều hướng tốt hơn trước.

 

Giá cam sành trước kia 15.000 – 25.000đ/kg thì nay tăng đến 35.000- 40.000đ/kg. Bưởi Năm roi có thời điểm giá chỉ  20.000 đ/kg thì nay tăng lên 30.000 – 40.000 đ/kg.

 

Xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang) đầu tháng 7 có bán sỉ tại chợ đầu mối Thủ Đức là 32.000 đ/kg thì nay tăng đến 55.000đ/kg. Giá bán lẻ tại các chợ nhỏ tăng đến 100.000 đ/kg. Thậm chí có nơi còn bán giá từ 110.000 – 120.000 đ/kg nhưng vẫn rất khan hiếm hàng.

 

Quýt đường nay có giá từ 40.000 – 50.000 đ/kg thay vì 25.000 – 30.000 đ/kg như trước kia. Sầu riêng cũng tăng từ 10.000 – 15.000 đ/kg so với đầu tháng 7.

 

Vào giữa mùa vụ, chôm chôm thường có giá bán là 3.000 – 4.000 đ/kg. Chôm chôm nhãn và thái có giá bán cao hơn là 10.000 – 15.000 đ/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 7 giá chôm chôm thường tăng gần gấp đôi là 7.000 đ/kg. Chôm chôm nhãn và thái tăng từ 20.000 – 25.000 đ/kg.

 

Đến thời điểm hiện tại, giá măng cụt miền Tây có giá bán cao nhất từ đầu mùa vụ là từ 35.000 – 40.000 đ/kg. Cuối tháng 6, giá măng cụt chỉ từ 20.000 – 25.000 đ/kg.

 

Vải thiều giữa vụ thu hoạch có giá từ 20.000 – 25.000 đ/kg thì nay tăng thêm 10.000 -15.000 đ/kg. Vải thiều đang vào cuối vụ lượng bán ra rất ít. Ngoài ra, bơ Đà Lạt cũng tăng 5.000 đ/kg  so với đầu tháng 7.

 

Mặc dù trái cây đều đang trên đà tăng giá trở lại thì giá chanh bất ngờ rớt giá thê thảm. Đầu tháng 6, chanh có giá ngất ngưởng từ 30.000 – 35.000 đ/kg. Có thời điểm tăng vọt lên 40.000 đ/kg. Tại một số chợ nhỏ, lẻ, một trái chanh có giá bán 1.500đ. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 7 giá chanh chỉ còn 10.000 – 15.000 đ/kg. Một số nơi còn bán với giá 15.000đ/2 kg chanh. Đặc biệt, tại chợ Nông sản đầu mối Thủ Đức hiện chỉ bán với giá 10.000đ/3 kg chanh tươi.

 

Tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, một số loại trái cây nhập ngoại rất khan hiếm nguồn cung nên giá bán bị đội lên cao. Cụ thể, cherry Mỹ 280.000 – 200.000đ/kg. Cam Mỹ có giá bán từ 55.000 – 60.000đ/kg. Nho đỏ Mỹ có giá là 140.000 đ/kg. Một số loại trái cây Trung Quốc hiện nay còn lại chỉ có cam, quýt, đào và kiwi. Tuy nhiên, người mua khá kén chọn khi mua các loại trái cây này.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1094

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD