Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33360878
Thị trường cung cấp phân bón 2 quý đầu năm 2014
Thứ sáu, 08-08-2014 | 08:03:50

Trong hai quý đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 14 thị trường trên thế giới với 1,8 triệu tấn, trị giá 585,1 triệu USD, giảm 5,17% về lượng và giảm 25,79% về trị giá so với 2 quý đầu năm 2013.

 

Trong số những thị trường cung cấp nguồn phân bón cho Việt Nam thì Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cả về lượng lẫn kim ngạch, với 905,3 nghìn tấn, chiếm 48,7% thị phần, kim ngạch 269,5 triệu USD, tăng 9,61% về lượng nhưng lại giảm 13,76% về trị giá.

 

Lượng phân bón được nhập về nhiều đứng thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Nga, đạt 222,5 nghìn USD, trị giá 80,7 triệu USD, tăng 75,19% về lượng và tăng 35,07% về trị giá so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất cả về lượng và trị giá.

 

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác nữa như Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Nauy, Bỉ….

 

Nhìn chung, hai quý đầu năm nay, nhập khẩu phân bón từ các thị trường hầu như đều có tốc độ giảm.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu phân bón 6 tháng 2014

ĐVT: Lượng(tấn); Trị giá (USD)

Thị trường
KNNK 6T/2014
KNNK 6T/2013
% so sánh
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Kim ngạch
1.856.683
585.123.135
1.957.818
788.424.733
-5,17
-25,79
Trung Quốc
905.368
269.537.077
826.021
312.532.292
9,61
-13,76
Nga
222.597
80.798.481
127.063
59.820.434
75,19
35,07
Nhật Bản
162.256
25.065.324
122.285
27.517.156
32,69
-8,91

Canada

93.418
32.070.890
127.301
59.335.175
-26,62
-45,95
Đài Loan
41.502
8.009.614
32.777
8.888.478
26,62
-9,89
Hàn Quốc
37.312
17.705.252
119.934
33.019.947
-68,89
-46,38

Indonesia

23.496
8.592.210
 
 
 
 
Nauy
15.699
7.610.174
20.514
10.177.563
-23,47
-25,23
Bỉ
10.342
6.226.733
8.873
5.531.233
16,56
12,57
Malaixia
8.687
3.221.326
14.821
5.799.101
-41,39
-44,45
Thái Lan
4.846
3.003.724
4.044
4.410.914
19,83
-31,90
Philippin
2.320
1.352.055
176.877
83.344.557
-98,69
-98,38
Hoa Kỳ
1.847
2.638.852
1.362
2.479.503
35,61
6,43
Ấn Độ
1.275
3.826.056
1.763
5.196.124
-27,68
-26,37

 

Thực trạng của ngành sản xuất phân bón hiện nay là, mặc dù sản xuất dư thừa nhưng một số loại phân bón vẫn được nhập khẩu ồ ạt cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch từ Trung Quốc đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình thế khó khăn, không cạnh tranh nổi với phân bón nhập khẩu.

 

Phát biểu tại hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định 202/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững mới đây, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, hiện nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng được 100% nhu cầu về phân ure, phân lân chế biến, phân NPK, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có số lượng tồn kho lớn kéo dài từ năm này qua năm khác. Đối với riêng Vinachem, tập đoàn đã sản xuất được khoảng 5 triệu tấn phân bón/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu phân bón có chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Trong đó, đáp ứng 100% nhu cầu phân lân chế biến với sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn/năm, đáp ứng 50% nhu cầu phân urê với sản lượng 1,15 triệu tấn/năm và đáp ứng 60% nhu cầu phân DAP với sản lượng 660 nghìn tấn/năm và trên 2 triệu tấn phân NPK. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu phân bón đã giảm, song các doanh nghiệp trong nước vẫn chịu tác động rất lớn và khó cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, đặc biệt là phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó là do hiện tại, phân bón chủ yếu được nhập từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Hình thức nhập khẩu này rất khó kiểm soát về chất lượng về thuế nên dễ xảy ra tình trạng gian lận thương mại, trà trộn phân chất lượng thấp, gây ra cạnh tranh không bình đẳng với phân sản xuất trong nước.

 

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành phân bón, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, Vinachem kiến nghị tạm dừng hoạt động nhập khẩu phân bón biên mậu; tăng thuế suất thuế nhập khẩu (NK) phân urê, DAP, NPK lên mức cao nhất theo các cam kết thương mại ký giữa Việt Nam và các nước; tăng cường các biện pháp quản lý thị trường phân bón trong nước, đặc biệt đối với phân bón NK. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo các lợi ích của nông dân khi thực hiện chính sách hạn chế NK phân bón, yêu cầu các đơn vị sản xuất phân urê, DAP, NPK phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý giá theo quy định để theo dõi, giám sát.

 

Mong muốn tự tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ phân bón, vài năm gần đây, một số DN trong ngành cũng đã chủ động tìm đường XK. Điển hình như Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) đặt kế hoạch năm 2014 sẽ XK khoảng 100.000 tấn phân bón sang Campuchia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc... Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) cũng đã tiến hành xúc tiến thương mại nhiều năm qua và đến nay đã thành lập được các chi nhánh, văn phòng đại diện tại Campuchia, Myanmar. Với thị trường Myanmar, năm 2014, PVFCCo đặt mục tiêu sẽ XK với số lượng lớn bởi tổng lượng cầu đối với urê của Myanmar vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm và sẽ còn tăng trong những năm tới.

 

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, XK phân bón là một hướng mở cho các DN sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thị trường XK phân bón của Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm phân bón của các nước trong khu vực và thế giới. Bởi vậy, mỗi DN sản xuất phân bón cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh, có chiến lược xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, các DN cũng phải tăng cường hợp tác, liên kết với nhau, tạo ra sự đoàn kết, đồng bộ, nhằm đảm bảo được lợi ích cộng đồng DN cả ở thị trường trong nước cũng như XK.

 

NG.Hương - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 963

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD