Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33339622
Thị trường phân bón III/2014 và dự báo quý IV
Thứ tư, 07-01-2015 | 08:23:00

Trên th trường thế gii giá phân bón đã tăng tr li; Ti Vit Nam vi ngun cung di dào, th trường n đnh.

 

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1. Diễn biến giá

 

Giá phân bón trên thị trường thế giới trong quý III đã tăng trở lại.

Giá urê tăng 16,7% từ mức thấp nhất tháng 4/2014 là 291,12 USD/Tấn so với  340 USD/tấn, FOB Đông Âu tháng 9/2014.

 

Đồ thị 1: Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới – ĐVT: USD/Tấn

Nguồn:www.indexmundi.com

 

Giá urê tăng bởi những nguyên nhân:

 

-Nguồn cung sản xuất tiếp tục gặp khó khăn tại Ai Cập, Ukraine. Tại Ai Cập khả năng tình trạng khan hiếm khí đốt tại nước này có thể còn tiếp tục kéo dài hết tháng 9/2014. Bên cạnh đó, thông tin Ấn Độ sẽ mở phiên đấu thầu tiếp trong tháng 9.

 

-Trung Quốc, nhu cầu Urê tại khu vực Sơn Đông tăng nhẹ do thời tiết có mưa, cùng với nhu cầu phục vụ cho xuất khẩu vẫn còn khá lớn.

 

Giá DAP trên thế giới duy trì sự tăng do nhu cầu sử dụng phân DAP vẫn ở mức khá trong khi một lượng lớn DAP tại Trung Quốc bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão hồi tháng 7 cùng với đó giá lưu huỳnh vẫn ở mức cao.

 

Giá DAP đã tăng 31,1%, từ mức thấp 438,30 USD/Tấn tháng 1/2014 so với 575,00 USD/Tấn FOB, Vịnh Mỹ tháng 9/2014.

 

Dự báo, thời gian tới khi việc đấu thầu trong tháng 9 tại Ấn Độ hoàn tất giá phân bón có thể sẽ giảm nhẹ, tuy nhiên chiến sự xảy ra ở Ukraina ảnh hưởng đến đường ống dẫn khí cho các nhà máy sản xuất phân bón từ Ukraina đến Ai Cập và vùng Caribê sẽ tác động đến giá phân bón tăng.

 

2. Nguồn cung - cầu

 

Tập đoàn năng lượng Trung Quốc Guangzhou Dongsong - đầu tư một dự án phosphate ở Uganda trong đó các công ty thuộc tập đoàn có kế hoạch xây dựng một nhà máy chế biến phân bón trị giá khoảng 620 triệu USD.

 

Guangzhou Dongsong cho biết, nhà máy này có công suất khoảng 300.000 tấn phân lân và 200.000 tấn axit sunlfuric/năm. Số phân bón sản xuất này sẽ được xuất khẩu đến các nước Đông Phi, bao gồm các nước Kenya, Tanzania, Ruwanda và Burindi.

 

Công ty Phosphate Mines (JPMC) của Jordan đã hợp tác với Công ty Minmetal và Công ty TNHH nhập khẩu máy móc Trung Quốc xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón tại Aqaba. Giai đoạn đầu tiên của công trình sẽ có trị giá khoảng 350 triệu USD. Sau khi hoàn thành, các đơn vị dự kiến ​​sẽ sản xuất nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng cao để đáp ứng nhu cầu tại các thị trường quốc tế.

 

Theo Chủ tịch JPMC Amer Majali, cơ sở mới là một phần trong chiến lược của công ty để tối ưu sử dụng phosphate thô và biến nó thành sản phẩm có giá trị cao thay vì xuất khẩu thô. Nhà máy sản xuất phân bón tại Aqaba dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 1,5 đến 2 triệu tấn phân lân thô mỗi năm.

 

Tổng giám đốc Công ty Belarusian Potash (BPC) Yelena Kudryavets cho biết, năm 2014, xuất khẩu phân bón kali của Belarus có thể vượt trên 9 triệu tấn. Con số này vượt khoảng 1 triệu tấn so với thành tích trước đó mà Công ty đã đạt được. Theo báo cáo của Belta, chính phủ đã chỉ đạo OAO Belaruskali bán 9 triệu tấn kali clorua vào năm 2014, trong đó 1,5 triệu tấn phục vụ thị trường nội địa.

 

OAO Belaruskali là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu các loại phân bón kali lớn nhất thế giới. Theo Hiệp hội Phân bón quốc tế, Belaruskali chiếm 14% sản lượng phân bón kali trên thế giới. Belaruskali xuất khẩu sản phẩm đến hơn 70 quốc gia. Trong quý 1 năm 2014 khách hàng chính bao gồm Brazil (gần 34%), Trung Quốc (trên 18%), Malaysia (9%). Công ty bao gồm bốn nhóm bộ phận phụ trợ. Nhà nước sở hữu 100% cổ phần tại OAO Belaruskali.

 

II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

 

1. Diễn biến giá

 

Thị trường phân bón trong nước quý III ổn định. Tại các khu vực miền Nam và miền Trung-Tây Nguyên nhu cầu phân bón vẫn tiếp tục ở mức cao, tuy nhiên giá phân urê không tăng, giá dao động trong khoảng từ 7.300 – 7.500 đ/kg.

 

Tại khu vực miền Bắc, nhu cầu chăm bón đang ở mức thấp vì đã vào cuối vụ. Hiện giá urê Ninh Bình tại nhà máy ở mức 7.300 đ/kg.

Ngược lại với Urê, giá DAP lại trong xu hướng giảm, giảm 23,17%, từ mức cao nhất 15.000 đ/kg tháng 4/2014,  so với 11.500 đ/kg trong tháng 9/2014.

 

Đồ thị 2: Diễn biến phân bón trong nước – ĐVT: đ/kg

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Dự báo, thời gian tới thị trường phân bón không có biến động về giá do nguồn cung urê trên thị trường đáp ứng đủ, khi nhà máy đạm Phú Mỹ (công suất 800.000 tấn/năm) và nhà máy đạm Hà Bắc (công suất 180.000 tấn/năm) vẫn đang hoạt động rất ổn định, cộng với lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp. Đồng thời, dự kiến vào cuối năm nay, dự án mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc lên 500.000 tấn cũng sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động.

 

2. Nguồn cung-cầu

 

Cuối quý II và đầu quý III, hai nhà máy phân bón lớn là Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm) và Đạm Ninh Bình(công suất 560.000 tấn/năm) đã ngừng sản xuất để bảo dưỡng. Tuy nhiên, do các nhà máy vẫn còn một khối lượng hàng tồn kho đáng kể để cung cấp cho thị trường, do đó sự thiếu hụt không nhiều.

 

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng tồn kho, đồng thời kiểm soát phân bón nhập khẩu, hạn chế phân bón giả, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính,Bộ Tài chính vừa có Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón (thuộc nhóm 31.02). Theo đó, từ ngày 10/9 mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước điều chỉnh từ 3% lên 6%.

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu 2,4 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 790 triệu USD, giảm 14,67% về lượng và giảm 29,63% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Phân SA được nhập khẩu về nhiều nhất, chiếm 33% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

 

Đồ thị 3: Thị phần các chủng loại phân bón nhập khẩu trong 8 tháng 2014

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc 8 tháng đã giảm 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

 

Việc giảm lượng và giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc do chính sách tăng thuế nhập khẩu phân bón đã phần nào khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất. Số lượng, chất lượng phân bón đã đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường trong nước với giá thành cạnh tranh.

 

Đồ thị 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón 8 tháng 2014

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Ngược lại với thị trường Trung Quốc, Cămpuchia là thị trường xuất khẩu phân bón tiềm năng của Việt Nam, chiếm 50% thị phần.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 770

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD