Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34090583
Thị trường phân bón năm 2014 và dự báo năm 2015
Thứ sáu, 06-02-2015 | 01:26:00

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1. Diễn biến giá

 

Thị trường urê thế giới những ngày đầu tháng 12 đã có dấu hiệu khởi sắc sau khi giữ ổn định ở mức thấp trong những tuần cuối tháng 11, do được hỗ trợ bởi các phiên đấu thầu mới đặc biệt vào ngày 3/12 của Ấn Độ - đây được cho là tín hiệu lạc quan cho thị trường thế giới và thị trường urê Trung Quốc. Bên cạnh đó, thị trường đang hướng sự quan tâm tới mức thuế xuất khẩu mới của Trung Quốc vào năm 2015. Thị trường urê thế giới được kỳ vọng sẽ cải thiện sau khi có mức thuế mới của Trung Quốc.

 

Giá chào Ure tại Trung Đông đối với hàng cung cấp cho tháng 12 đã tăng nhẹ từ 312 – 315 USD/tấn, FOB đến 320 USD/tấn FOB.

 

Tại thị trường Trung Quốc, tiếp tục xu hướng ổn định ở mức yếu mặc dù được hỗ trợ bởi phiên đấu thầu urê mới vào ngày 3/12/2014 của Ấn Độ. Các nhà sản xuất trong nước đang thận trọng và chờ đợi mức thuế xuất khẩu năm 2015 của nước này.

 

Đối với chủng loại phân DAP, giá giao dịch ở các kỳ hạn có xu hướng tăng. Giá DAP tại Nola đã tăng với các kỳ hạn giao hàng trong năm 2015 và dao động quanh mức 455-490 USD/tấn, FOB. Giá tăng một phần do tác động bởi giá lưu huỳnh có xu hướng đi lên và một phần thúc đẩy bởi nhu cầu mua phốt phát của các nhà sản xuất.

 

Được biết, Legg Mason sẽ vận chuyển 30 nghìn tấn Diammonidum ammonium và lô hàng hỗn hợp khác đến thị trường Úc trong cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Ngoài ra 15 nghìn tấn Diammonium cũng sẽ được vận chuyển đến cảng Tampa để đến thị trường Canada trong thời gian trên với giá 460 USD/tấn.

 

Đồ thị 1: Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới

ĐVT: USD/Tấn

Nguồn:www.indexmundi.com

 

Như vậy, thị trường phân bón trên thế giới trong năm 2014 luôn biến động.

Urê với xu hướng giảm. Sau khi đạt mức giá cao hồi đầu năm 2014, giá urê đã giảm 11,5% xuống 312 USD/tấn. Giá phân urê trung bình năm 2014 khoảng 316 USD/tấn, FOB Đông Âu, giảm 7% so với năm 2013 và giảm 60,7% so với mức giá đạt cao nhất vào tháng 9 năm 2011.

DAP, xu hướng giá tăng, tăng 3,8% so với tháng đầu năm 2014, mức giá đạt cao nhất trong năm là 575 USD/tấn, FOB Vịnh Mỹ. Giá DAP trung bình của năm 2014 đạt 479,8 USD/tấn, tăng 7,8% so với năm 2013.

Theo nguồn tin từ The Green Markets, chỉ số giá phân bón trong tuần đến ngày 15/12 đạt 438,12 điểm, tăng 1,5% so với phiên đầu tháng (đến ngày 8/12 là 431,24 điểm).

Như vậy, năm 2014 chỉ số giá phân bón trên thị trường luôn biến động, sau khi đạt mức đỉnh điểm vào tháng 2 đạt 523,81 điểm và xuống thấp nhất hồi tháng 6 với 417,71 điểm.

 

Giá phân bón tăng/giảm bởi những nguyên nhân:

-Giá giảm:

+Năm 2014, lượng cung phân bón được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trên thị trường thế giới.

-Giá tăng:

+ Nguồn cung sản xuất tiếp tục gặp khó khăn tại Ai Cập, Ukraine.

+Trung Quốc, nhu cầu Urê tại khu vực Sơn Đông tăng nhẹ do thời tiết có mưa, cùng với nhu cầu phục vụ cho xuất khẩu vẫn còn khá lớn, cùng với đó giá lưu huỳnh vẫn ở mức cao.

 

3. Dự báo

Thời gian tới, giá phân bón sẽ khởi sắc so với cuối năm 2014, tuy nhiên mức độ tăng như thế nào còn phụ thuộc vào giá khí trên thế giới.

Công ty sản xuất phân bón Potash của Canada dự đoán, thị trường sản xuất phân phốt phát trong quý đầu tiên của năm 2015 sẽ tăng do nhu cầu sử dụng DAP của Ấn Độ gia trong nửa đầu năm 2015. Có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường phốt phát toàn cầu trong những tháng tới, trong đó yếu tố được xem là quan trọng và tác động mạnh nhất là tồn kho phân DAP của Ấn Độ và nhu cầu nhập khẩu giảm.

Năm tới, nhu cầu sử dụng phân kali của nông dân tại Bắc Mỹ tăng do diện tích cây trồng trên những cánh đồng có quy mô lớn.

Tại Trung Quốc, nhu cầu sử dụng phân bón tăng, do nông dân sẽ dùng phân bón để cải thiện chất dinh dưỡng cho đất trồng trọt, khả năng sử dụng phân kali nhập khẩu từ Ấn Độ là nhiều.

Nhu cầu sử dụng phân bón trên toàn cầu đối với phân kali trong năm 2015 sẽ giữ ổn định như năm 2014, mặc dù giá cây trồng trượt giá làm nguồn thu nhập của người nông dân sụt giảm.

 

2. Nguồn cung - cầu

Là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về gạo và lúa mì với diện tích đất canh tác rộng lớn, nhưng Trung Quốc đang tìm cách hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nhằm góp phần làm giảm ô nhiễm đất trồng trọt, tuy nhiên điều này cũng đe dọa đến năng suất thu hoạch để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước vẫn ở mức cao.

Theo nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc, hơn 19% mẫu đất lấy từ đất nông nghiệp tại đây đã bị phát hiện có chứa các kim loại nặng, hóa chất hay chất thải nhiều hơn so với quy định. Tại tỉnh Hồ Nam, hơn 3/4 diện tích lúa đã bị ô nhiễm.

Một quan chức về môi trường cho biết, Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng đầu thế giới của các loại thuốc trừ sâu nhưng gần 2/3 số thuốc trừ sâu đang bị lãng phí, gây ô nhiễm đất và nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Bi Meijia, tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm 8% việc sử dụng phân bón nitơ trong ba năm tới và không chỉ tỉnh Chiết Giang mà khắp cả nước phát động phong trào hạn chế sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu từ nay cho đến năm 2020.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang đặt mục tiêu duy trì tự cung tự cấp trong cây trồng chủ lực của mình, ngay cả khi việc tăng cường kiểm soát thuốc trừ sâu và sử dụng phân bón.

Hội trưởng Bộ Hóa chất và phân bón Ấn Độ, Annath Kumar cho biết, Chính phủ Ấn Độ sẽ xóa bỏ tất cả các khoản nợ và trợ cấp sản xuất phân bón trong vòng một tháng để thực hiện các bước thúc đẩy sản xuất phân bón trong năm năm tiếp theo.

Phát biểu tại một hội nghị của Hiệp hội Phân bón Ấn Độ (FAI), Kumar cho biết, sáu đến bảy cơ sở sản xuất phân bón sẽ được thành lập để thúc đẩy sản xuất trong nước trong giai đoạn này. Điều này sẽ được thực hiện thông qua một số các đơn vị được thành lập và sự hồi sinh của các trang web trước đó đã bị đóng cửa để làm tăng thêm năng lực hiện có của đất nước. Ông cũng đảm bảo rằng chính phủ cũng sẽ giải quyết các vấn đề khác khi có liên quan trong ngành công nghiệp đến các lĩnh vực phân bón và sẽ được giải quyết sớm nhất.

Hiện tại, khoảng tám đơn vị của nhà nước trong đó có FCIL và HFCL đã bị đóng cửa. Bộ này đang làm việc để khôi phục lại sản xuất khép kín năm nhà máy thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Ấn Độ bao gồm Cty TNHH Phân bón và Hóa chất Ấn Độ (FCIL) và Cty TNHH Phân bón và Hóa chất Hindustan (HFCL). Cùng với đó, Bộ Phân bón và Hóa chất Ấn Độ được giao nhiệm vụ tìm kiếm nguồn cung cấp khí cho các nhà máy sản xuất phân urê. Trước đó, Bộ dầu mỏ cũng đã đề cập đến những khả năng của đường ống dẫn khí đốt từ Phulphur đến Haldia, đây cũng được các Bộ trưởng chỉ ra và điều này dẫn đến sự hồi sinh của năm nhà máy đang bị đóng cửa.

Là nhà sản xuất phân bón Kali và phân lân lớn nhất nước Mỹ Mosaic Co. cho biết, tới đây họ sẽ cắt giảm sản xuất phân bón phosphate vì giá lưu huỳnh và Ammonia tăng cao. Công ty cho biết, động thái này sẽ không dẫn đến việc công ty phải sa thải nhân viên, nhưng sẽ dẫn đến tỷ lệ MOS của Mosaic giảm và 1,92%

 

II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

 

1. Diễn biến giá

Thị trường phân bón trong nước tháng 12 nhìn chung ổn định, do nguồn cung dồi dào, bên cạnh đó, giá phân bón trên thị trường thế giới với xu hướng giảm. Giá phân urê ổn định ở mức 8.300 đ/kg; phân DAP giá 14.200 đ/kg.

 

Đồ thị 2: Diễn biến phân bón trong nước năm 2014 – ĐVT: đ/kg

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Như vậy, năm 2014 giá phân bón trong nước nhìn chung ổn định không biến động nhiều. Đối với phân urê, những tháng đầu năm giá ổn định, nếu có tăng/giảm cũng không nhiều, giá urê giảm xuống mức thấp nhất vào hồi tháng 7/2014, xuống 7.400 đ/kg, giảm 14,9% so với hồi tháng 3/2014.

Giá DAP năm 2014 ổn định cho đến giảm, sau khi đạt mức thấp nhất vào tháng 8/2014, giảm 14,2% so với tháng đầu năm, sau đó tăng 14,8% vào tháng 9 và ổn định cho đến tháng 12/2014.

Dự báo, thời gian tới thị trường phân bón không lo có biến động về giá do nguồn cung urê trên thị trường đáp ứng đủ, khi nhà máy đạm Phú Mỹ (công suất 800.000 tấn/năm) và nhà máy đạm Hà Bắc (công suất 180.000 tấn/năm) vẫn đang hoạt động rất ổn định, cộng với lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp. Đồng thời, dự kiến vào cuối năm nay, dự án mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc lên 500.000 tấn cũng sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động.

 

2. Nguồn cung-cầu

Theo báo cáo của CTCK MayBank Kim Eng (MBKE), nhu cầu phân bón tại Việt Nam trong 2014 vào khoảng 11 triệu tấn các loại. Cụ thể, Urê khoảng 2,2 triệu tấn, DAP khoảng 900.000 tấn, SA 900.000 tấn, Kali 960.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 4 triệu tấn.

Hiện sản lượng sản xuất phân bón tại Việt Nam đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu nội địa. Riêng với phân Urê, NPK, Lân thì cung đã đáp ứng đủ cầu. Riêng với phân Urê, tổng sản lượng sản xuất trong nước ước đạt 2,32 triệu tấn/năm, trong đó Đạm Phú Mỹ (DPM) 800.000 tấn, Đạm Cà Mau (DCM) 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc 220.000 tấn, Đạm Ninh Bình 500.000 tấn.

Đặc biệt sản xuất phân ure từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu nay đã chủ động sản xuất thay thế hoàn toàn nhờ các nhà máy lớn như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau đi vào sản xuất ổn định.

Dự kiến cuối năm 2015, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 220.000 tấn lên 350.000 tấn/năm và Đạm Ninh Bình cũng nâng công suất từ 500.000 tấn lên 560.000 tấn/năm. Như vậy, cả nước sẽ có 2,45 triệu tấn phân Urê mỗi năm và sẽ dư cung khoảng 11%.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,5 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,1 tỷ USD, giảm 16,10% về lượng và giảm 25,23% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, sự suy giảm này bởi do thuế nhập khẩu urê đã tăng lên 3% từ mức 0% kể từ đầu tháng 7/2014.

 

Đồ thị 3: Thị phần các chủng loại phân bón nhập khẩu 11 tháng 2014

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Tính chung 11 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 1,9 triệu tấn phân bón từ thị trường trung Quốc, trị giá 609,8 triệu USD, giảm 16,15% về lượng và giảm 20,79% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Nguyên nhân chính của việc giảm nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc do chính sách tăng thuế nhập khẩu phân bón đã phần nào khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất cùng với đó số lượng – chất lượng phân bón sản xuất trong nước đáp ứng không nhỏ cho nhu cầu thị trường trong nước với giá thành cạnh tranh.

Không chỉ thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như: Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc…

 

Đồ thị 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón năm 2014

Nguồn: www.vinanet.com.vn

Ngoài việc phải nhập khẩu phân bón, Việt Nam cũng đã xuất khẩu phân bón. Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2014 Việt Nam đã xuất khẩu 974,6 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 347 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Cămpuchia là thị trường chính nhập khẩu phân bón của Việt Nam, chiếm 43,62% tổng lượng phân bón xuất khẩu, kế đến là thị trường Hàn Quốc, Philippin…

 

Đồ thị 5: Thị trường xuất khẩu phân bón năm 2014

Nguồn: http://www.vinanet.comvn

 

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN NĂM 2014

Thuế nhập khẩu phân urê tăng lên 6% từ 10/9/2014

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 131/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC. Theo đó, kể từ ngày 10/9/2014, mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước đã tăng từ 3% lên 6%.

 

Cấp phép nhập khẩu tự động đối với phân bón từ ngày 1-12-2014

Kể từ ngày 1-12-2014, thương nhân nhập khẩu phân bón sẽ thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón như phân urê, phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố cấu thành là nitơ, phốt pho và kali.

Quy định này vừa được Bộ Công Thương ban hành tại Thông tư 35/2014/TT-BCT.

Giấy phép nhập khẩu tự động do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cấp dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Giấy phép nhập khẩu tự động có giá trị thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày được xác nhận cấp phép. Thương nhân cần hoàn tất hồ sơ đăng ký cấp giấy phép tự động và khi đủ thủ tục sẽ được cơ quan chủ quản cấp phép trong vòng 7 ngày.

Thông tư cũng nêu rõ các quy định về hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động, trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động, và việc cấp lại, sửa đổi, thu hồi giấy phép nhập khẩu tự động...

Quy định này không áp dụng với phân bón tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu và quá cảnh, cũng như phân bón nhập khẩu để khảo nghiệm, làm hàng mẫu hay nghiên cứu khoa học.

 

Đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất NH3 công suất 300.000 – 320.000 tấn/năm

Ngày 11/12/2014, tại Hà Nội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã tổ chức Lễ ký Hợp đồng gói thầu số 1: Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất NH3 công suất 300.000 – 320.000 tấn/năm thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất NH3 công suất 300.000 – 320.000 tấn/năm. Gói thầu số 01: Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất NH3 công suất 300.000 - 320.000 tấn/năm được ký kết với nhà thầu liên danh WUHUAN – CECO gồm các thành viên: Công ty hữu hạn cổ phần Khoa học Ngũ Hoàn (thành viên đứng đầu liên danh) và Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất với thời gian thực hiện Hợp đồng là 04 tháng.

 

Điều kiện sản xuất và kinh doanh phân bón vô cơ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón.

Theo đó, dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp; có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.

Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm…

Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa. Bên cạnh đó, trước khi đưa phân bón vô cơ lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy.

 

Theo VINANET,

Trở lại      In      Số lần xem: 3016

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD