Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33337584
Thị trường sữa & sản phẩm sữa quý III/2015 và dự báo quý IV
Thứ năm, 12-11-2015 | 08:27:09

·        Giá sữa trên thị trường châu Âu giảm mạnh do nguồn cung dư thừa.

·        Tại Việt Nam, giá sữa không giảm vẫn đạt ở mức cao.

 

I.                               DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

1.                  Giá thế giới

Tháng 9/2015, giá sữa và sản phẩm sữa tại thị trường châu Âu giảm mạnh – đây cũng là tháng giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay. Như vậy, so với đầu năm, giá sữa đã giảm 17,3% đối với  sữa bột nguyên kem, xuống còn 1.885 EUR/tấn; sữa bột gầy giảm 13,8% , còn 1.849 EUR/tấn và bơ giảm 13,7%, xuống 2.523 EUR/tấn.

 

Diễn biến giá sản phẩm sữa trong tháng 9, 9 tháng 2015:

 

+ Sữa bột nguyên kem, 26% chất béo tháng 9 giảm 1,3% so với tháng trước, xuống còn 1.885 EUR/tấn và giảm 22,5% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng/2015, giá trung bình ở mức 2.358 EUR/tấn, giảm 29,11% so với cùng kỳ năm trước.

 

+ Bơ, 82% chất béo, tháng 9/2015 giá ở mức 2.523 EUR/tấn, giảm 32% so với tháng 8 và giảm 14,47% so với tháng 9/2014. Giá trung bình tính trong 9 tháng 2015 ở mức 2.948 EUR/tấn, giảm 15,69% so với cùng kỳ năm 2014.

 

+ Sữa bột gầy, ở mức giá 1.597 EUR/tấn, giảm 0,41% so với tháng 8 và giảm 23,8% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng 2015, giá trung bình ở mức 1.849 EUR/tấn, giảm 36,35% so với 9 tháng năm 2014.

 

Hình vẽ 1: Diễn biến giá sản phẩm sữa tại thị trường Châu Âu

ĐVT: EUR/tấn

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế -VITIC/USDA

 

Tại thị trường Châu Úc, giá sữa đã hồi phục trở lại. Trong phiên đấu giá tại sàn thương mại sữa toàn cầu (GlobaDairyTrade), được tổ chức một tháng 2 lần, mỗi phiên cách nhau 2 tuần, bởi Fonterra (hãng sữa lớn của New Zealand) ngày 15/9, giá tăng 16,5% so với phiên trước đó lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4 – đây là phiên giao dịch tăng lần thứ tư liên tiếp. Giá sữa tăng được thể hiện ở cả sữa bột nguyên kem và sữa bột gầy, tăng lần lượt 20,6% và tăng 17%.

 

Như vậy, giá sữa giao dịch trên sàn hiện đang tăng mạnh hơn so với các hợp đồng kỳ hạn - giá sữa bột nguyên kem tăng 10%-15% so với phiên trước.

 

Hình vẽ 2: Diễn biến giá sữa trung bình tại các phiên đấu giá của Fonterra

ĐVT: USD/tấn

Nguồn: dairy.ahdb.org.uk

 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, chỉ số giá thực phẩm tháng 8 đã giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua, do giá năng lượng tuột dốc và các quan ngại về sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.

 

Sữa là nhóm hàng đứng thứ hai sau mặt hàng đường về tốc độ giảm sâu. Giá sữa cũng đã giảm 9,1%, chỉ đạt 135,5 điểm, nguyên nhân là do giá sữa bột, pho mát và bơ giảm mạnh vì nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục giảm.

 

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay giá sữa trên thị trường thế giới giảm mạnh bởi những yếu tố sau:

 

+Dư cung toàn cầu, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường quan trọng như Trung Quốc giảm.

 

+Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các nước phá giá đồng nội tệ khiến giá hàng hóa đồng loạt giảm.

 

+ Đôla New Zealand giảm mạnh xuống thấp nhất 5 năm so với USD, giao dịch ở 0,673 USD đổi 1 đôla New Zealand (NZD). Giá sữa bị tác động trực tiếp tới đồng Đôla New Zealand do ngành công nghiệp sữa được coi là xương sống của kinh tế nước này, chiếm hơn 25% kim ngạch xuất khẩu.

 

+ Ngành chăn nuôi bò sữa của châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nệ trước các lệnh cấm vận thực phẩm do Nga đưa ra để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây. Nga là một trong những thị trường tiêu thụ sữa và các sản phẩm làm từ sữa lớn nhất của EU, chiếm 32% thị phần pho mát, 24% thị phần xuất khẩu bơ. Theo ước tính, nông dân châu Âu đã bị thiệt hại 5,5 tỷ euro bởi chính lệnh cấm nói trên của Nga.

 

+ Kể từ đầu tháng 4, EU Chính thức dỡ bỏ hạn ngạch sữa sau 30 năm áp dụng đã tạo ra cơ chế mở cho các hộ nông dân nuôi bò sữa hay các nhà máy sản xuất có thể sản xuất bao nhiêu sữa là tùy vào khả năng. Điều này tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sữa thêm việc làm, tăng doanh thu từ sữa dự kiến thêm 1,3 tỷ USD mỗi năm. Nhưng cũng chính vì vậy, lượng cung vượt cầu, trong khi nhiều thị trường nhập khẩu đã tạm ngừng hay giảm số lượng nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của EU.

 

Theo nhận định của đại diện cho nông dân chăn nuôi bò sữa, ông Romuald Schaber- Chủ tịch Hội đồng sữa của EU: “Chỉ khi nào sản xuất được hạn chế thì giá sữa mau chóng được phục hồi”. Tuy nhiên trên thực tế thì không nhà sản xuất nào muốn giảm lượng đầu ra khi lo ngại sẽ mất thị trường.

+ Dự báo nguồn cung sữa trên thế giới sẽ vượt cầu tới 2 tỷ lít vào năm 2018.

 

2.                  Giá trong nước

Giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh, tuy nhiên thị trường nội địa giá sữa không giảm và vẫn đạt ở mức cao.

Số liệu từ TCHQ cho biết, giá nhập khẩu thành phẩm về Việt Nam của các công ty, doanh nghiệp từ tháng 6/2014 đến nay ổn định, các nguyên liệu sản xuất sữa có loại tăng, loại giảm.

 

Trong cơ cấu giá thành sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sản xuất trong nước, các loại nguyên liệu sữa (chiếm khoảng 40-45% giá bán, trong đó loại sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem trong tùy loại sản phẩm sữa chiếm khoảng 20-25% giá bán).

 

Theo cơ quan quản lý giá (Bộ tài chính), mặt hàng sữa thành phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố gây tác động tăng giá như việc lương tối thiểu, tỷ giá, điện tăng... Cụ thể, việc lương tối thiểu tăng 14% trong năm 2015 khiến chi phí tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đội thêm. Không chỉ vậy, từ khi thực hiện bình ổn giá (tháng 6/2014) đến nay, tỷ giá đã được điều chỉnh 4% (3% năm 2015). Bên cạnh đó, giá điện tăng 7,5% từ tháng 3/2015, cũng khiến chi phí giá sữa bị đội lên.

 

Ngày 14/8/2015, Cục Quản lý giá đã ban hành Công văn số 235/QLG-NLTS cung cấp giá kê khai, giá bán lẻ khuyến nghị đối với 01 sản phẩm mới (Enfamil A+2  1,7kg – 3600 Brain Plus) của Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến – nhà phân phối của Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam) cho Sở Tài chính các địa phương làm cơ sở rà soát, kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ tại địa phương. Mức giá bán áp dụng từ ngày 22/8/2015.

 

Theo Cục Quản lý giá, kết quả thực hiện bình ổn giá tính đến tháng 8/2015, đã có 754 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký, giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương.

 

Như vậy, với việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014 của Chính phủ, đặc biệt đã kịp thời tham mưu, chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp loại trừ ra khỏi chi phí các khoản chi phí quảng cáo khuyến mại của các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi theo quy định, giá sữa từ đầu năm tới nay nhìn chung ổn định.

 

Hình vẽ 2: Diễn biến giá sữa

 ĐVT: 1.000 đồng/hộp 400 gr

 Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC

 

II.                           CUNG – CẦU

1.                  Cung

1.1.           Thế giới

EU

Tám tháng đầu năm 2015, giá sữa bò ở các nông trại châu Âu trong đó có Bỉ, Pháp, Đức...giảm mạnh, chỉ còn 26 cent/lít – điều này làm nông dân nuôi bò ở các quốc gia châu Âu đang phải đứng trước lựa chọn khó khăn, hoặc làm giảm sản lượng sữa để kéo giá lên, nếu không họ tiếp tục thua lỗ nặng do giá sữa đã giảm xuống đáy. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sữa thế giới không hề giảm, điều này đang đặt ra bài toán hóc búa cho nông dân châu Âu, bởi nếu giảm sản lượng sữa để kích giá tăng lên thì họ sẽ không có đủ sản lượng cung cấp cho khách hàng, dẫn đến mất thị trường xuất khẩu.

 

6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa tại châu Âu tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước tùy theo từng chủng loại. Cụ thể:

+ sữa bột nguyên kem (WMP) giảm 8,4% so với cùng kỳ, xuống còn 197,9 nghìn tấn, trong đó xuất sang Algeria giảm 56,9%;

+ sữa bột gầy (SMP) tăng 8,5% lên 357,1 nghìn tấn, xuất sang Ai Cập tiếp tục gia tăng sản lượng phần nào bù đắp lượng sữa sụt giảm xuất sang các thị trường khác;

+ sữa cô đặc tăng hơn 15.000 tấn, đạt 166.900 tấn;

+ bơ và dầu bông (butteroil) tăng 22%;

+ phomat giảm 28,9%, xuống còn 272.000 tấn;

+ bột sữa nước tăng hơn 15.200 tấn lên 273.500 tấn.

 

Bảng 1: Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của EU

ĐVT: nghìn tấn
 
Sữa bột nguyên kem
Sữa bột gầy
Sữa cô đặc
Bơ (bao gồm cả dầu bông)
Phomat
Bột nước sữa
Tháng 6/2014
35,3
56,4
26,8
10,9
63,9
37,6
Tháng 6/2015
36,5
53,4
35,5
16,6
49,2
50,4
% so sánh
3,3%
-5,3%
32,5%
51,7%
-23,0%
34,0%
6 tháng 2014
216,0
329,0
151,8
71,6
382,5
258,4
6 tháng 2015
197,9
357,1
166,9
87,3
272,0
273,5
% so sánh
-8,4%
8,5%
10,0%
22,0%
-28,9%
5,9%
Nguồn số liệu: Eurostat

 

Hình vẽ 3: Thị trường xuất khẩu sữa bột gầy tại châu Âu 6 tháng 2015

                                                                               ĐVT: nghìn tấn

Nguồn số liệu: Eurostat

 

Hình vẽ 4: Thị trường xuất khẩu phomat tại châu Âu 6 tháng 2015

                                                                                                  ĐVT: nghìn tấn

Nguồn số liệu: Eurostat

 

Giá sữa ở châu Âu giảm mạnh, điều này mang đến niềm vui cho người tiêu dùng, nhưng lại là thảm họa đối với hàng triệu nông dân nuôi bò sữa.

 

Theo CNN, hiện 1 lít sữa tại châu Âu chỉ có giá là 1 USD trong khi giá 1 lít nước đóng chai ở Anh là 1,5 USD, còn ở Pháp là 1USD. Giá sữa bán buôn đã giảm khoảng 20% ​​xuống còn 37 cent mỗi lít ở châu Âu. Từ đầu năm đến nay giá sữa tại các cửa hàng giảm khoảng 5% trong khi giá bán sỉ 1 lít sữa từ các trang trại sữa giảm đến 20%, tức khoảng 33 cent. Nhiều nông dân cho biết họ đang chịu thiệt hại nặng nề khi phải bán ra lượng sữa với giá thành thấp hơn nhiều so với chi phí cho đầu vào.

 

Trước những thiệt hại nặng nề, nông dân châu Âu đã phản kháng. Họ kêu gọi các nghiệp đoàn cùng tham gia biểu tình, phản đối chính sách nông nghiệp của khối chưa đủ mạnh để bảo vệ người sản xuất. Khủng hoảng sữa chỉ là một phần trong khủng hoảng nông nghiệp của khu vực này, mà theo giới chuyên gia có nguy cơ lan rộng trên toàn châu Âu.

 

Hàng nghìn người dân châu Âu từ Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Đức, Đan Mạch, Áo và Thụy Sĩ cùng hàng trăm người điều khiển xe kéo, kéo đến biểu tình trước trụ sở của Hội đồng EU tại Brussels (Bỉ), nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh bất thường của bộ trưởng nông nghiệp 28 quốc gia EU.

 

Người biểu tình yêu cầu duy trì một lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả trong tất cả các khu vực của EU, một chính sách nông nghiệp chung (CAP) dựa trên những nguyên tắc kinh tế và các biện pháp nhằm đối phó với những biến động trong thị trường nông nghiệp, cũng như việc áp dụng các biện pháp trung và dài hạn. Họ cũng kêu gọi EU hỗ trợ nông dân bằng cách tìm thêm những thị trường mới ở trong và ngoài EU.

 

Trước tình hình này, tại cuộc họp Bộ trưởng Nông nghiệp EU ngày 7.9, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo chi 500 triệu euro để hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân, đặc biệt cho các nhà sản xuất sữa. Số tiền này sẽ được cung cấp cho tất cả các quốc gia thành viên dưới hình thức gói hỗ trợ cho ngành sữa.

 

Trước mắt, khoản hỗ trợ này sẽ dùng để hỗ trợ nông dân gặp khó khăn do thiếu vốn, khôi phục sự cân đối của thị trường bằng cách thúc đẩy cầu, giảm cung. Theo Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Phil Hogan, gói hỗ trợ này thể hiện trách nhiệm nghiêm túc của EC đối với nông dân.

 

Cuối cùng, các nông dân châu Âu đang yêu cầu tái áp dụng hạn mức sản xuất cho sữa để cân bằng thị trường. Trước đó vào đầu năm, hạn mức này đã bị bãi bỏ sau gần 30 năm. Chính việc này dẫn đến vượt quá nguồn cung, gây áp lực lên giá bán.

 

Anh

Theo số liệu chưa chính thức từ Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh (DEFRA), tháng 6/2015 sản lượng sữa nước tại Anh đạt 596 nghìn tấn, tăng 3,2% (tương đương với 18 nghìn tấn) so với tháng 6/2014. Lũy kế, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2015, sản lượng sữa nước đạt 7.129 nghìn tấn, tăng 46 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

 

Tháng 6/2015, sản lượng bơ đã giảm 2 nghìn tấn (14%), so với tháng 6/2014 giảm 11 nghìn tấn. Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, đã giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng phomat trong tháng 6 đạt 36 nghìn tấn, giảm 1,2% so với tháng 6/2014. Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, đạt 405 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Bảng 2: Sản lượng sữa và sản phẩm từ sữa tại Anh

ĐVT: Nghìn tấn
 
Sữa nước
Phomat
Tháng 6/2015
596
11
36
Tháng 7/2014-Tháng 6/2015
7.129
125
405
Tháng 6/2014
577
13
36
Tháng 7/2013-Tháng 6/2014
7.083
149
402
%  so với tháng 6/2014
3,2%
-14,0%
-1,2%
% so với cùng kỳ năm trước
0,7%
-16,5%
0,7%

Nguồn số liệu: Defra

 

1.2.           Trong nước

 

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, kết thúc quý II/2015, sản lượng sữa bột tăng 14,6% so với quý I/2015, tháng đầu tiên của quý III/2015 sản lượng sữa bột tăng 1,8% so với tháng 6, và duy trì mức tăng cho đến tháng 9. Tính chung quý III/2015, sản lượng sữa bột ước đạt 17,8 nghìn tấn, giảm 12,3% so với quý II/2015.

 

Như vậy, ba quý đầu năm 2015, sản lượng sữa bột của cả nước đạt 55,8 nghìn tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Sản lượng sữa nước cũng cùng chung với tốc độ tăng, giảm của sữa bột. Kết thúc quý III/2015, tổng sản lượng sữa nước đạt khoảng 252,2 triệu lít, giảm 3,4% so với quý II/2015. Tính chung ba quý đầu năm 2015, sản lượng sữa nước đạt khoảng 758,3 triệu lít, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

 

Hình 5: Sản lượng sữa trong 1 năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê

 

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số tiêu thụ và tồn kho của ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tháng 8/2015 đạt 106,4%, tăng 6,4% so với tháng 7. Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, chỉ số này đạt 156,9%, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2014.

 

2.                  Cầu

2.1.           Thế giới

Anh

 

Tháng 6/2015, Anh nhập khẩu 10.414 tấn phomat Cheddar, tăng 206 tấn (tương đương 2%) so với tháng 6/2014. Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu loại phomat này đạt 50.050 tấn, giảm 5.450 tấn (tương đương 10%) so với cùng kỳ năm trước đó. Trong đó, nhập khẩu từ Ireland đạt 3.476 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2015, các loại phomat được nhập khẩu tăng 7.718 tấn (tương đương 4%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập từ Hà Lan tăng 2.137 tấn (tăng 18%), trong khi đó nhập từ Italia lại giảm 234 tấn (tương đương 2%). Phomat bột nhập tăng 765 tấn (15%).

 

Bơ nhập khẩu với số lượng khá, đạt 4.680 tấn, nhiều hơn 237 tấn (tăng 5%) so với tháng 6 năm 2014. Tính chung 6 tháng 2015, nhập khẩu bơ tăng 3.256 tấn, lên 29.032 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu từ Ireland tăng 4.761 tấn (tương đương 39%).

 
Bảng 3: Tình hình nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của Anh
                                                                                                            ĐVT: tấn
 
Phomat Cheddar
Phomat Speciality
Tháng 6/2014
10.207
30.846
4.917
Tháng 6/2015
10.414
34.065
4.680
Thay đổi (%)
2,0%
10,4%
-4,8%
6 tháng 2014
55.500
180.064
25.776
6 tháng 2015
50.050
187.783
29.032
% thay đổi
-9,8%
4,3%
12,6%
                                                                                  Nguồn số liệu: PTF/HMRC

 

EU

Sáu tháng đầu năm 2015, lượng sữa bột nguyên kem châu Âu nhập khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 đạt 1.278 tấn.

Nhập khẩu sữa bột gầy đạt 1.613 tấn, tăng 1.050 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu bơ và dầu bông giảm 65,3%, xuống còn 11.885 tấn.

Phomat nhập khẩu giảm 44,%, xuống 25.352 tấn.

Bột sữa nước nhập khẩu giảm 11,2%, xuống 3.925 tấn.

 

Hình vẽ 6: Thị trường nhập khẩu bơ tại châu Âu 6 tháng 2015

                                                                                                  ĐVT: nghìn tấn

Nguồn số liệu: Eurostat

 

Hình vẽ 7: Thị trường nhập khẩu phomat tại châu Âu 6 tháng 2015

                                                                                                 ĐVT: nghìn tấn

Nguồn số liệu: Eurostat

 

Trung Quốc

Nhu cầu nhập khẩu sữa của Trung Quốc vẫn tăng mạnh, mặc dù doanh số của các công ty nước ngoài sa sút.

 

Theo số liệu thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 7 tháng đầu năm 2015, tổng lượng sữa nhập khẩu tăng 39% so với cùng kỳ năm 2012 - năm nhập khẩu ở mức "bình thường" trước khi "bùng nổ" vào cuối 2013 và đầu 2014.

 

Nhập khẩu sữa bột trong cùng kỳ đã tăng 8%, trong khi nhập khẩu bột sữa nước tăng 15%; nhập khẩu sữa nước tăng gấp 4 lần đạt 176.000 tấn; nhập khẩu bơ tăng gần gấp đôi lên 29.000 tấn; nhập khẩu phomat tăng từ 22.000 tấn lên 44.000 tấn.

 

Bảng 4: Nhập khẩu sữa bột của Trung Quốc trong 7 tháng

ĐVT: Tấn
Chủng loại
2015
2014
2013
2012
Sữa bột nguyên kem
258.551
569.225
339.117
238.893
Sữa bột gầy
126.379
174.670
103.914
117.537

Nguồn số liệu: Dairy Markets/GTIS/Tổng cục Hải quan Trung Quốc

 

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, tình hình nhập khẩu sữa bột từ nay đến cuối năm sẽ giảm và có thể phục hồi trở lại sau Tết cổ truyền, rơi vào tháng 2/2016, khi dự trữ suy giảm.

 

2.2.           Trong nước

Theo thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 642 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 15 quốc gia trên thế giới, trong đó New Zealand tiếp tục là thị trường cung cấp chính, chiếm 29% tổng kim ngạch; nguồn cung lớn thứ hai là Hoa Kỳ chiếm 16%, Singapore 14%, Thái lan 9%...

 

Hình vẽ 8: Cơ cấu thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 8 tháng 2015

ĐVT: %

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

III.                        DỰ BÁO

Thế giới

 

Theo báo cáo ước tính cung cầu của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra tháng 9/2015, sản lượng sữa của Mỹ năm 2015 ước tính tăng 208,9 tỷ lb, tăng 0,1 tỷ lb so với báo cáo trước đó do dự báo lượng đàn gia súc gia tăng làm tăng nhanh sản lượng sữa.

 

Nhập khẩu chất béo được dự báo tăng ở cả hai năm 2015 và 2016 trong khi xuất khẩu tiếp tục giảm.

 

Giá sữa loại III dự báo giảm 0,05 USD/cwt, xuống còn 15,80-16,00 USD/cwt – phản ánh giá thấp ở bột sữa nước. Năm 2015, giá sữa loại IV dự báo tăng 0,55 USD/cwt lên 13,55 – 13,85 USD/cwt, chủ yếu tăng giá bơ. Năm 2016, dự kiến giá sữa loại III giảm 0,45 USD/cwt xuống còn 15,00 – 16,00 USD/cwt, giảm 2,5% so với năm 2015. Giá sữa loại IV dự kiến giảm 0,10 USD/cwt xuống 13,60-14,70 USD/cwt, giảm 3,3% so với dự báo năm 2015.

 

Giá sữa năm 2015 dự báo sẽ thấp hơn mức giá của năm 2014, ở trong khoảng 16,80 – 17 USD/cwt, tăng 0,05 USD/cwt so với dự báo tháng trước, nhưng thấp hơn 29,5% so với năm 2014, giá sữa trung bình ở mức 23,98 USD/cwt. Năm 2016, giá sữa dự kiến ở mức 16,10-17,10 USD/cwt, giảm 0,30 USD/cwt.

 

Hình vẽ 9: Dự báo giá sữa của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra tháng 9/2015

ĐVT: USD/cwt

Nguồn: attenbabler.com

 

Theo dự báo của nhà phân tích Thomas Bailey tại Rabobank, sản lượng sữa của New Zealand sẽ giảm từ 5-10% trong mùa vụ tới. Ngoài ra, ảnh hưởng của El Nino đã gây khô hạn ở phía đông Thái Bình Dương và làm chậm phát triển của đồng cỏ làm sản xuất sữa giảm.

 

Cục trồng trọt Australia dự báo giá sữa trung bình mùa vụ tới sẽ giảm. Niên vụ 2015-16, giá sữa bột nguyên kem trung bình ở mức 2.400 NDT/tấn so với niên vụ 2014-15 là 2.775 USD/tấn.

 

Việt Nam

Ngắn hạn

 

Thời gian tới, thị trường sữa được dự báo sẽ vẫn tiếp tục duy trì ổn định, đối với giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đã có được một mặt bằng giá ổn định trong suốt 15 tháng qua, và dự kiến sẽ còn ổn định cho đến hết năm 2016 nếu không có yếu tố bất thường.

 

Trung hạn

 

Giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục giảm, trong khi lộ trình cắt giảm thuế đối với mặt hàng sữa từ năm 2016 sắp đến, cộng với biện pháp áp trần được thực hiện đến cuối năm 2016, thị trường nội địa sẽ có thêm nhiều cơ hội giảm giá trong thời gian tới.

 

Theo lộ trình, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EU (EVFTA) có hiệu lực, 48,5% dòng thuế hàng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế về mức 0%. Đối với các dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của WTO. Trong các sản phẩm được xóa bỏ thuế, đáng chú ý là mặt hàng sữa sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 3-5 năm tới.

 

Cùng với đó, sữa cũng là một mặt hàng được cam kết xoá bỏ thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do ký giữa ASEAN và Úc, ASEAN và New Zealand, trong đó Việt Nam là một thành viên tham gia. Theo các hiệp định này, lộ trình xoá bỏ thuế quan sữa nhập từ hai thị trường trên vào các nước ASEAN sẽ bắt đầu từ năm 2016-2018. Như vậy, trong 4-5 năm tới, sữa ngoại sẽ có thuế bằng 0% từ Úc, New Zealand và EU.

 

Hiện nay, sữa ngoại ở Việt Nam nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và cả EU. Ưu đãi về thuế sẽ tạo nên sự cạnh tranh công bằng giữa các khu vực này, và rất có thể, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang nhâp khẩu sữa từ châu Âu nhiều hơn. Bộ Tài chính cho biết, thuế nhập khẩu sữa từ EU, Mỹ vào Việt Nam hiện đang là 10%, từ New Zealand là 5%.

 

Cùng với việc xóa bỏ thuế, theo số liệu từ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, thị trường Việt Nam hiện có hơn 700 mặt hàng sữa đang chịu sự điều tiết theo cơ chế giá trần, kéo dài đến hết năm 2016. Trong đó, có nhiều nhãn hàng sữa châu Âu như các loại sữa bột cho trẻ em Celia, Gallia, Physiolac, Kandy, Nutriben nhập từ Pháp; sữa Aptamil, Hipp từ Đức; sữa Friso, Nan nhập từ Hà Lan...

 

Theo Nhanhieuviet

Trở lại      In      Số lần xem: 2084

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD