Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  58
 Số lượt truy cập :  34069252
Thị trường thịt quí III/2015 và dự báo
Thứ tư, 04-11-2015 | 08:40:48

 I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

 

1. Diễn biến giá

 

Thịt lợn: Trong tháng 9/2015 giá thịt lợn tại phía Bắc biến động không nhiều. Tại thị trường Hà Nội, thịt lợn hơi (lợn lai) giảm nhẹ từ mức 44.500đ/kg vào đầu tháng, sau đó giảm xuống mức 44.000 đ/kg vào trung tuần tháng 9; còn đối với thịt lợn hơi loại siêu nạc trong tháng 9 dao động trong khoảng 52.500 – 53.000 đ/kg. Tại thị trường phía Nam, giá thịt lợn cũng trong xu hướng giảm, giá lợn hơi hiện khoảng 36.000 đ/kg -37.000 đ/kg (giảm 3.000 – 4.000 đ/kg so với đầu tháng).

 

Tính chung trong quí III/2015, giá thịt lợn có nhiều biến động; tại phía Bắc tăng, phía Nam giảm. Lợn hơi lai tại thị trường Hà Nội từ mức 35.000 đ/kg hồi đầu tháng 7 đã tăng lên mức 45.500 đ/kg vào trung tuần tháng 8, sau đó giảm nhẹ xuống mức 44.000 đ/kg từ đầu tuần thứ 2 của tháng 9 đến nay. Tương tự, lợn hơi siêu nạc từ mức 42.000 đ/kg, lên 52.000 đ/kg và hiện nay đạt mức 53.000 đ/kg.    

 

Ngược lại, tại thị trường phía Nam, giá lợn hơi từ mức 47.000đ/kg đã giảm xuống 44.000-45.000 đ/kg, tiếp tục giảm xuống mức hiện nay 36.000 - 37.000 đ/kg.

 

Hình 1: Diễn biến giá lợn hơi tại Hà Nội quí III/2015

ĐVT: đ/kg

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC

 

Thịt gà: Giá thịt gà trong tháng 9 có xu hướng giảm, giảm 5.000 đ/kg so với đầu tháng. Cụ thể giá gà mái ta sống còn 90.000 đ/kg; gà mái ta nguyên con làm sẵn còn 100.000 đ/kg; gà trống ta sống còn 90.000 đ/kg, gà trống ta nguyên con làm sẵn còn 100.000đ/kg.

 

Tình chung trong cả quí III/2015, giá thịt gà biến động liên tục, giá tăng dần từ tháng 7 sang tháng 8 và đạt mức cao nhất vào trung tuần tháng 8, sau đó giảm từ đầu tháng 9 đến nay. Cụ thể: gà mái ta sống từ 93.000 đ/kg hồi đầu tháng 7 sau đó tăng lên 98.000 đ/kg vào trung tuần tháng 8 rồi giảm dần xuống 90.000đ/kg từ tuần đầu tháng 9 đến nay. Tương tự, giá gà mái ta nguyên con làm sẵn từ mức 102.000 đ/kg, lên 108.000đ/kg, rồi xuống 100.000 đ/kg; gà trống ta sống từ 95.000 đ/kg, lên 102.000đ/kg, rồi xuống 90.000đ/kg.      

 

Hình 2: Diễn biến giá gà ta tại Hà Nội quí III/2015

ĐVT: đ/kg

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC

 

2. Nguyên nhân

 

Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng so với các tháng trước do chịu ảnh hưởng của việc thương lái thu mua lợn để xuất bán sang Trung Quốc hoặc chuyển vào các tỉnh phía Nam. Theo Sở Công Thương Hà Nội, hàng năm vào thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán, Trung Quốc thường thu mua lợn hơi, tập trung nhiều vào loại lợn mỡ, trọng lượng trên 90 kg là loại lợn không được ưa chuộng tại Việt Nam. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc hiện đang tăng lên do nhu cầu này.

 

Tuy nhiên, như nhiều năm trước, phía Trung Quốc có thể bất ngờ thu mua ồ ạt và cũng có thể dừng mua một cách đột ngột. Chính vì vậy, người nông dân và thương lái Việt Nam dễ chịu thiệt nếu nuôi lợn ồ ạt hay gom quá nhiều hàng rồi không bán được.

 

Ngược lại, tại phía Nam giá thịt lợn giảm, do nguồn cung từ phía Bắc chuyển vào nhiều. Bên cạnh đó, vừa qua khu vực chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Tây vào đợt kiểm tra nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và phát hiện một số trường hợp vi phạm; từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng khiến sức mua giảm. Hơn nữa, tại Phía Nam đan vào mùa nước nổi, nguồn cung thủy sản tăng, do đó tiêu thụ thịt lợn giảm, giá giảm. 

 

Nguyên nhân khiến giá gà giảm mạnh trong thời gian qua là do gà nhập khẩu nhiều, giá lại rẻ hơn nhiều so với gà nuôi trong nước. Theo tính toán của Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, lượng gà nhập khẩu chiếm gần 40% tổng sản lượng gà công nghiệp nuôi trong nước. Thịt gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ có giá 20.000 đồng/kg, trong khi giá gà hơi ở Việt Nam lại đắt hơn gà thịt của Mỹ tới 15.000 đồng/kg. Tại miền Đông Nam bộ có hơn 3.000 trang trại với tổng đàn hơn 8 triệu con, tính ra mỗi tháng các trang trại ở khu vực này lỗ 80 - 90 tỷ đồng.

 

Một nguyên nhân khác khiến giá gà giảm mạnh và khó bán là do cung đã vượt xa cầu, trong khi đó người chăn nuôi thiếu thông tin về tình hình chăn nuôi như giá cả thị trường, sức tiêu thụ, tổng đàn tại địa phương.

 

II. CUNG – CẦU

 

1. Trong nước

 

Trong 5 năm qua, chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng tiếp tục duy trì tăng trưởng khoảng 5% về số lượng và 9% về sản lượng/năm, góp phần đáp ứng cơ bản thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Hiện tổng đàn gia cầm của cả nước là 334 triệu con, đạt 826.000 tấn thịt.

 

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2015, đàn trâu, bò cả nước phát triển khá ổn định do dịch bệnh lớn không xảy ra. Ước tính, tổng số trâu của cả nước chỉ giảm khoảng 1%, đàn bò tăng khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Chăn nuôi lợn diễn ra khá thuận lợi, các mô hình chăn nuôi có quy mô lớn, năng suất cao, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường đang có chiều hướng phát triển. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/7 của Tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước có 27,7 triệu con, tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tổng số gia cầm của cả nước có 347 triệu con, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đàn gia cầm chủ yếu được phát triển mạnh tại các cơ sở chăn nuôi có quy mô gia trại và trang trại. Hiện nay, chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng được các địa phương chú trọng, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ đang có xu hướng giảm dần.

 

Hàng năm Hà Nội tiêu thụ trên 400 nghìn tấn thịt, tương đương 1.120 tấn/ngày. Dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm toàn thành phố khoảng trên 420 nghìn tấn, tương đương 1.127 tấn/ngày. Trong khi đó nguồn cung tại chỗ chỉ đáp ứng được 65-70%, còn lại là từ các tỉnh cung cấp cho thành phố.

 

Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 tăng 3,36% so với năm 2014, ước đạt 4.623.500 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn hơi ước đạt 3.370.300 tấn, tăng 2,57% so với năm 2014; thịt gia cầm 836.000 tấn, tăng 6,66%, thịt trâu, bò ước khoảng 396.200 tấn, tăng 3,2%.

 

2. Nhập khẩu

 

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Ðông Nam bộ, trong 2 năm trở lại đây, sản lượng thịt gà đông lạnh từ các nước, đặc biệt là từ Mỹ nhập vào Việt Nam ngày càng tăng. Ðiều này đã làm cho giá gà trong nước liên tục xuống thấp, khiến người nuôi gà cả nước liên tiếp chịu thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản.

 

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), năm 2014 Việt Nam nhập 80.000 tấn thịt đông lạnh, sang 6 tháng đầu năm 2015, cả nước đã nhập khẩu 2.678 tấn thịt lợn, giá trị hơn 5 triệu USD (tăng 62,7% về lượng và tăng 66,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái) và 65.925 tấn thịt gà, tương đương hơn 60 triệu USD (tăng 53,4% về lượng và 30,3% về giá trị).

 

Thịt bò nhập khẩu tuy ít hơn, nhưng dự kiến năm 2015 kim ngạch sẽ đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 50 triệu so với năm 2014, với khối lượng khoảng 39.000 tấn, tăng 20-25% so với cùng kỳ.

 

Sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 7,5 lần chỉ trong vòng 3 năm. Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.

 

Nếu như năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 10.000 kg thịt từ EU thì đến năm 2014, số lượng nhập khẩu đã tăng lên 711.000 kg. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, riêng 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập 971 tấn thịt lợn từ EU, tăng 24,7% về lượng và 63,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

 

Tương tự, trong thời gian này, 8.405 tấn thịt bò từ EU đã được nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Nhập khẩu thịt đông lạnh từ EU vào Việt Nam dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, bởi lẽ, đầu tháng 8/2015, Việt Nam và EU hoàn tất cơ bản đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA), dự kiến ký kết trong thời gian tới đây.

 

Khi FTA Việt Nam – EU có hiệu lực, giá thịt heo, bò, gà nhập khẩu từ EU sẽ rẻ hơn hiện nay nhờ thuế về mức 0% theo lộ trình từ 3 - 7 năm. Với mức thuế giảm về 0% theo lộ trình, các loại thịt xuất xứ châu Âu sẽ có giá rất cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm thịt cùng loại trên thị trường Việt Nam, đặt các cơ sở chăn nuôi trong nước vào thế cạnh tranh dữ dội hơn.

 

Theo nhận định của Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI), hiện đã có khoảng 100 nhà xuất khẩu thuộc các nước EU đã được cấp phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam, trong đó 40% đến từ Ba Lan.

 

Ba Lan có thế mạnh là nước xuất khẩu thịt lớn thứ tư EU với công nghệ bảo quản đông lạnh thịt hiện đại, trong 18 tháng thịt heo vẫn giữ được chất lượng ổn định. Trước đó, từ ngày 1/5/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã chính thức cho phép thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi của Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Theo Cục chăn nuôi: Sản phẩm thịt nhập khẩu đang chiếm trên 10% thị trường. Trong đó, các địa phương nhập khẩu nhiều nhất là TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

III. CHÍNH SÁCH

 

Chỉ thị tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi

 

Trước tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có chiều hướng gia tăng báo động ở các địa phương, nhất là khu vực các tỉnh phía Nam, ngày 7/9/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ thị về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

 

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh tuyên truyền rộng rãi trên những phương tiện thông tin đại chúng về những nguy ngại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng, uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam; thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm.

 

Các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là Salbutamol tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, đặc biệt là các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, tự phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung.

 

Tại các cơ sở, trang trại chăn nuôi, tiến hành kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt, bò thịt. Đối với lò mổ, kiểm tra các mẫu thịt, gan thận, nhất là nước tiểu của lợn, bò trước khi đưa vào giết mổ. Tại các chợ, kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn, bò.

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát yêu cầu xử lý thật nghiêm các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định của pháp luật; trong đó có Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đối với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.

 

IV. DỰ BÁO

 

Thời gian tới, giá thịt lợn sẽ hồi phục trở lại, do vào mùa thu các hội nghị, tiệc tùng diễn ra nhiều do đó nhu cầu thị trường lớn hơn, giá có thể tăng nhẹ.

 

Hiện nay, nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm đã bắt đầu nhập gà giống để kịp có gà thịt cung cấp cho thị trường cuối năm, thị trường sẽ sôi động trở lại, giá có thể nhích tăng nhẹ.

 

Theo Nhanhieuviet.

Trở lại      In      Số lần xem: 1038

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD