Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33361202
Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý III/2014 và dự báo quý IV
Thứ tư, 19-11-2014 | 08:09:28

Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới trong quý III/2014 giảm mạnh so với quý trước đó và so với cùng quý năm ngoái, do nguồn cung toàn cầu tăng mạnh. Cùng với xu hướng giá thế giới, thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý III/2014 cũng giảm.  

 

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 
Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý III/2014
 

Trong quý III/2014, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới biến động theo chiều hướng giảm do điều kiện thời tiết thuận lợi thúc đẩy nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như đậu tương, ngô, lúa mì… ở những nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu. Tính chung, giá TĂCN và nguyên liệu thế giới trung bình tháng đã giảm so với quý trước đó. Cụ thể, giá ngô trung bình trong quý giảm 18%; đậu tương giảm 18,5%; lúa mì giảm 17,3%, tất cả đều so với quý trước đó. Duy chỉ giá bột cá tăng 7,9%.

 

Đặc biệt, giá ngô đã giảm 2 quý liên tiếp xuống còn 167,5 USD/tấn trong tháng 9/2014, giảm 5% so với tháng trước đó và giảm mạnh 19,2% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn khu vực vành đai trồng ngô của nước sản xuất và xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới – Mỹ.

 

Giá đậu tương  cũng đã giảm mạnh từ đầu quý II/2014 đến tận cuối quý III, xuống còn 425,3 USD/tấn trong tháng 9/2014 – mức thấp nhất 4 năm, giảm 1,8% so với tháng trước đó, và giảm 15,5% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân chính là do sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2014/15 dự kiến tăng 9,6% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên 311,13 triệu tấn, bởi vụ thu hoạch của Mỹ – nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương hàng đầu – đạt mức cao kỷ lục.

 

Giá lúa mì cũng chạm  xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm, do dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng lên mức cao chưa từng có, tăng 0,8% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên 719,95 triệu tấn. Giá lúa mì trong tháng 9/2014 giảm xuống còn 215,4 USD/tấn, giảm 2,3% so với tháng trước đó và giảm 17% so với cùng tháng năm ngoái.

 

Ngược lại, giá bột cá thế giới đã có chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 7/2013, lên 1.978,5 USD/tấn, tăng 29,7% so với tháng 9/2013 do hiện tượng El Nino đe dọa sản lượng cá cơm Peru – nước có sản lượng bột cá hàng đầu thế giới. Dự kiến sản lượng bột cá Peru năm 2014 chỉ đạt 950.000 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC                                       
 
1. Biến động giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý III/2014
 

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý III/2014 giảm nhẹ so với quý trước đó. Cụ thể, giá ngô trung bình quý giảm 200 đ/kg so với quý trước đó, xuống còn 5.500-6.000 đ/kg; giá cám gạo giảm 100 đ, xuống còn 6.100 đ/kg; giá bột cá không thay đổi, ở mức 14.000-20.000 đ/kg tùy loại, và giá khô đậu tương giảm 150 đ, xuống còn 14.250 đ/kg.

 

2. Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý III/2014 và một số vấn đề tồn tại

 

Ngành thức ăn chăn nuôi nước ta luôn phải đối mặt với thách thức lớn như nguồn cung nguyên liệu sản xuất TACN trong nước thiếu hụt, phải phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến giá TACN trong nước luôn cao và bấp bênh theo giá thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi.

 

Nguồn cung các loại nguyên liệu giàu năng lượng như ngô, cám, lúa mì thiếu (khoảng 30 đến 40%), thức ăn giàu đạm như đỗ tương, bột xương thịt, bột cá (khoảng 70 đến 80%), riêng các loại khoáng chất, vi lượng, phụ gia thì phải nhập khẩu 100%. Bởi thế, khi thị trường TĂCN thế giới biến động về cung và cầu, ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Việc phải nhập khẩu nguyên liệu TĂCN đồng nghĩa với việc người chăn nuôi phải gánh thêm chi phí về vận chuyển, kiểm định, thuế, rủi ro khi thức ăn không đạt chuẩn.

 

Do đặc thù nguyên liệu của ngành chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên khi hàng về tới cảng cũng chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của các cơ quan hải quan, thú y, bảo vệ thực vật... khiến cho các doanh nghiệp khi tính giá thành sản phẩm buộc phải tăng thêm các chi phí: lưu kho, lưu bãi... khiến sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã "đội" lên. So với các nước trong khu vực, giá TĂCN ở nước ta luôn cao hơn (khoảng 15 đến 20%), dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh.

 

Trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Ðể đạt được, giai đoạn 2010-2015, ngành chăn nuôi sẽ phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân 6 đến 7%/năm. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, mục tiêu đó khó có thể đạt được nếu ngay từ bây giờ không kịp thời xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu TĂCN một cách ổn định. Ðiều đó có nghĩa, chúng ta phải tối ưu hóa được nguồn nguyên liệu trong nước bằng nhiều biện pháp linh hoạt.

 
3. Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi 2,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước.

 

III. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG QUÝ IV/2014

 

Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới quý IV/2014 sẽ tăng nhẹ, do nhu cầu chăn nuôi cho dịp cuối năm ở nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh, bất chấp nguồn cung nguyên liệu chế biến TĂCN như đậu tương, ngô, lúa mì dồi dào…

 

Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý IV/2014 sẽ giảm nhẹ, do nhu cầu TĂCN và nguyên liệu trong nước không tăng, cùng với đó là Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp (đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%) không phải chịu thuế VAT. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với người chăn nuôi. Khi mặt hàng thức ăn chăn nuôi được miễn thuế VAT thì đồng nghĩa với doanh nghiệp sản xuất thức ăn sẽ giảm giá thức ăn chăn nuôi hoặc bình ổn giá và người chăn nuôi sẽ có lợi.

 

BÁO CÁO DỰ BÁO CỦA USDA

 
Ngô
 

Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2014/15 tăng mạnh, lên 987,52 triệu tấn, tăng 8,5 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết ở nước trồng chủ yếu được cải thiện. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới đạt 189,91 triệu tấn, tăng 16,83 triệu tấn so với đầu kỳ.

 

Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới quý IV/2014 (triệu tấn)

 
 
2014/15
Dự trữ đầu kỳ
Cung
Tiêu thụ
 
Dự trữ cuối vụ
Sản lượng
Nhập khẩu
Ngành TACN
Nội địa
Xuất khẩu
Thế giới
173,1
987,5
112,9
594,0
970,7
115,2
189,9
Mỹ
30,0
365,7
0,8
135,3
301,1
44,5
50,8
Các nước
còn lại
143,1
621,9
112,1
458,8
669,6
70,7
139,1
Nước XK chủ yếu
23,9
111,5
0,8
59,2
77,5
36,2
22,6
Argentina
2,8
23
0,01
6,1
9,2
14
2,6
Brazil
17,8
75
0,8
47,5
56,5
20
17,1
Nước NK chủ yếu
18,2
124,3
66
134,2
187,2
3,5
17,9
EU-27 
7,1
68,4
10
56,5
75,5
2,5
7,4

Đông Nam á

3,6
27,5
9,2
27,9
36,1
0,4
3,7
Trung Quốc
77,5
217
3
160
220
0,1
77,4
Nguồn: USDA
 
Đậu tương
 
Bảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới quý IV/2014(triệu tấn)
 
2014/2015
Dự trữ đầu kỳ
Cung
Tiêu thụ
Dự trữ CK
SL
NK
Nghiền ép
Nội địa
XK
Thế giới
66,9
311,1
112,5
252,1
285
115,4
90,2
Mỹ
3,6
106,5
0,4
48,2
51,3
46,3
12,9
Các nước khác
63,4
204,6
112,1
203,9
233,7
69,1
77,2
Nước XK chính
46,1
160,6
0,6
81,2
86,6
62,7
58,0
Argentina
28,6
55
0
39,8
41,9
8,5
33,2
 Brazil
17,2
94
0,6
37,6
40,8
46,7
24,4
Nước NK chính
14,6
14,9
100,2
95,7
113,3
0,4
16
Trung Quốc
13,2
12
74
73,5
85
0,3
14
Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2014/15 sẽ đạt 311,13 triệu tấn, tăng 27,34 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 284,98 triệu tấn, lượng đậu tương thế giới dư thừa khoảng 26,15 triệu tấn.

 
Lúa mì

 

Bảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới quý IV/2014 (triệu tấn)

2014/2015
Dự trữ đầu kỳ
Cung
Tiêu thụ
 
Dự trữ cuối kỳ
SL
NK
Ngành TACN
Nội địa
XK
Thế giới
186,5
720
153
137,8
710,0
154,8
196,4
Mỹ
16,1
55,2
4,6
4,2
32,4
24,5
19,0
Các nước khác
170,4
664,7
148,3
133,6
677,6
130,3
177,4
Nước XK chính
28,1
216,8
6,1
65
148,2
73,3
29,5
Australia
5,4
25,5
0,2
3,4
6,8
19
5,2
Canada
9,8
28
0,5
4,5
9,8
22
6,5
EU-27
10,2
151
5,5
57
125,5
26
15,1
Nước NK chủ yếu
94,3
197,2
81,3
33,3
269,6
5,8
97,3
Trung Quốc
60,3
126
2
23
124
1
63,3
Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2014/15 sẽ đạt 719,95 triệu tấn, tăng mạnh 5,95 triệu tấn so với niên vụ trước, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi tác động tốt đến cây trồng lúa mì mùa đông. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đạt 710,01 triệu tấn, lượng lúa mì thế giới dư thừa khoảng 9,94 triệu tấn.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1017

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD